Nhưng là một nhân viên hẳn sẽ có những lúc bạn do dự không biết có nên tranh luận với sếp hay không dù bạn biết mười mươi sếp đang nhầm lẫn. Nếu im lặng, công việc của bạn sẽ không được trôi chảy như mong muốn nhưng nếu đấu tranh thì không biết sẽ…tránh đâu chẳng may sếp nổi cơn lôi đình.
Suy nghĩ của sếp và nhân viên luôn có sự khác nhau. Trong cách giải quyết vấn đề, triển khai dự án thì cũng có những lúc lệch tông nhau gây ra những cuộc tranh luận nảy lửa.
Làm cách nào để sếp hiểu và thừa nhận được sai sót của mình là điều không dễ. Mà cãi lại sếp thì cũng chẳng nên chút nào! Vì thế, bạn cần học cách lập luận và bảo vệ quan điểm của mình một cách "có bài bản", tế nhị, mềm mỏng.
Nhưng nếu bạn vẫn quyết định "đấu khẩu" với sếp trong chuyện gì đó rất quan trọng, thì nên ghi nhớ vài điều sau đây:
1. Đưa ra những lập luận có căn cứ:
Nghĩa là không đơn thuần chỉ trích những hành động của sếp, mà giải thích vì sao bạn cho đó là điều không nên làm. Phê bình thì dễ, nhưng phê bình có cơ sở mới là điều khó.
Khi sự nghiệp thăng tiến, thì điều quan trọng chính là biết cách xử lý các cuộc đối thoại khó khăn. Các cách để hòa nhập, nổi bật và thăng tiếng ngay với công việc đầu tiên" cũng đồng quan điểm rằng việc biết cách nói ra có ý nghĩa quyết định tới thành công. Khi sự nghiệp thăng tiến, thì điều quan trọng chính là biết cách xử lý các cuộc đối thoại khó khăn. Chúng ta học được khả năng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại một cách cởi mở, chín chắn càng sớm thì càng có lợi
2. Khéo léo, bình tĩnh và kín đáo
Tìm cách gặp riêng sếp để trình bày suy nghĩ của mình và những bất đồng với sếp, chứ không mang việc ra "trình làng", bởi làm thế sẽ làm giảm uy tín của lãnh đạo trước toàn công ty.
Nếu có chuyện gì đó không đồng tình với sếp thì cách thể hiện tệ nhất chính là nói oang oang nó ra trước mặt những người khác hoặc gửi một email đầy giận dữ tới sếp. "Cần phải đảm bảo bạn chọn đúng thời điểm", nhà tư vấn hướng nghiệp Andrea Kay nói. "Việc đấu khẩu với sếp trong một cuộc họp không phải là ý hay".
Và cũng đừng bao giờ nổi đóa trong phòng làm việc của sếp. Hãy đề xuất hẹn gặp ở một chỗ nào đó kín đáo bởi "những cuộc đối thoại trực diện luôn tốt hơn. Và nếu có nhiều bức xúc thì email cũng không phải cách tốt để chuyển tải". Nhiều điều không được trình bày hoặc dễ bị hiểu lầm qua email.
3. Đề xuất phương án của mình với sếp
Nếu bạn cho rằng sếp giải quyết chưa thật tốt vấn đề gì đó, và nếu áp dụng cách của bạn thì sẽ hiệu quả hơn hẳn, hãy viết ra một cách rõ ràng qua thư điện tử chẳng hạn, với một kế hoạch hành động cụ thể chứ không phải đôi ba lời chung chung.
Mai Vi - trưởng phòng nhân sự của công ty tuyển dụng Tìm Việc Nhanh đưa ra lời khuyên "Nếu sếp phản bác mạnh, hãy tạm dừng một lúc rồi bắt đầu lại. Hãy khẳng định để họ hiểu thiện chí tốt đẹp của bạn và để cho họ có cơ hội thể hiện những mối quan ngại của mình".
Và cuối cùng xin được nhắc lại rằng chỉ nên tranh luận với sếp khi bạn biết chắc 100% là mình đúng hoặc khi cầm chắc rằng phương án bạn đưa ra nhất định hiệu quả hơn. Nếu không, bất đồng công khai với lãnh đạo chỉ làm ảnh hưởng tới vai trò của bạn trong công ty.
Đừng quá thất vọng nếu sếp không chịu thay đổi quan điểm. Nên nhớ rằng việc bạn lên tiếng là tốt cho công ty và để cho sếp biết rằng bạn quan tâm tới thành công chung của doanh nghiệp
Bình luận (0)