xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao Động: Lùng nhùng, rối rắm

Bài và ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Các quy định về giao quyền cho thanh tra lao động, giải quyết tranh chấp lao động, khiếu nại... còn chung chung, không rõ ràng

“Dự thảo các nghị định chỉ đạt được 40% về nội dung, hình thức và cả kỹ thuật lập pháp. Nếu được chuẩn bị tốt hơn thì sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn”. Đây là kết luận của ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, tại hội thảo lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo nghị định hướng dẫn Bộ Luật Lao động năm 2012 ở TPHCM mới đây.

Không rõ ràng

Liên quan đến dự thảo nghị định về hợp đồng lao động (HĐLĐ), nhiều đại biểu cho rằng ban soạn thảo cần làm rõ các quy định như: việc tham gia BHXH, BHYT của người lao động (NLĐ) khi giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động; trình tự thủ tục thanh tra tuyên bố HĐLĐ vô hiệu; xử lý HĐLĐ vô hiệu; nội dung HĐLĐ đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn Nhà nước...

Cụ thể, về vấn đề thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, bà Natsu, chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cho rằng, nên trao quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu cho tòa án, nếu có thêm thanh tra lao động nữa thì phải quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn để bảo đảm quyền lực của thanh tra được thực hiện đầy đủ nhưng không nhập nhằng, chồng lấn.
 
Trường hợp thanh tra lao động tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, nếu một trong các bên không đồng ý thì sẽ khiếu nại đến đâu? Bà Natsu đề xuất nên quy định khởi kiện ra tòa án thay vì khiếu nại đến các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền như trong dự thảo.
img
Đối thoại tại HTX Đại Thành (quận 2 - TPHCM) góp phần hóa giải tranh chấp

Ông Hồ Xuân Dũng, Sở LĐ-TB-XH TPHCM, băn khoăn: Dự thảo nghị định chỉ quy định thẩm quyền của thanh tra lao động mà không nhắc đến thẩm quyền của tòa án. Dự thảo cũng chưa quy định rõ là tòa án hành chính hay là tòa án lao động có quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, điều này sẽ gây khó khăn cho các bên. Ông Dũng thắc mắc nếu có trường hợp cùng một lúc đương sự gửi đơn đến thanh tra lao động và tòa án thì phải giải quyết làm sao. “Cần quy định rõ trình tự giải quyết và cơ quan nào thẩm quyền giải quyết cuối cùng” - ông Dũng nói.

Một quy định nữa là khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu thì lợi ích của NLĐ được giải quyết như thế nào? Bà Natsu có ý kiến: Điều 52 Bộ Luật Lao động năm 2012 có quy định, khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu thì nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của pháp luật. “Trường hợp doanh nghiệp chưa có thỏa ước lao động tập thể thì giải quyết thế nào?
 
Luật chỉ quy định các điều khoản tối thiểu nên NLĐ bị thiệt thòi. Tôi đề nghị ban soạn thảo đưa thêm quy định nếu doanh nghiệp không có thỏa ước lao động tập thể thì quyền và nghĩa vụ phải được giải quyết tương đương với NLĐ đang thực hiện HĐLĐ tương tự, trong điều kiện, hoàn cảnh và cùng vị trí, chức năng công việc” - bà Natsu nói. Bà Natsu cũng dẫn chứng một số nước trên thế giới khi tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thì các quyền và lợi ích của NLĐ phải được bảo đảm như những lao động khác…

Đặt tên nghị định cũng không ổn

Liên quan đến nghị định quy định về các đơn vị không được đình công, nhiều đại biểu cho rằng dự thảo nghị định có nhiều điểm chưa rõ từ tiêu đề đến nội dung. Đại biểu Nguyễn Thị Dân, Sở LĐ-TB-XH TPHCM, dẫn chứng: Dự thảo quy định “Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Bộ Luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công”, đọc xong tiêu đề đã nghe lùng nhùng vì rối rắm và khó hiểu, đề nghị ban soạn thảo cần quy định ngắn gọn hơn”. 

Ông Yoon Youngmo, cố vấn trưởng dự án quan hệ lao động Việt Nam - ILO, đề nghị: “Khi quy định cấm đình công thì nên có những cơ chế thay thế. Chúng ta đều biết tranh chấp lao động và đình công là bước tiên tiến của quá trình thương lượng tập thể, vì vậy để giải quyết vấn đề tranh chấp ở những nơi mà chúng ta cấm đình công thì nên giải quyết các khâu trước đó, nên sử dụng hòa giải viên và trọng tài lao động”.

Các đại biểu dự hội nghị cũng có nhiều ý kiến xung quanh dự thảo nghị định như: tiền lương, giải quyết tranh chấp lao động, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

Không cần thiết

Ông Yoon Youngmo cũng cho rằng điều 5 của dự thảo nghị định về doanh nghiệp không được đình công quy định: Định kỳ 6 tháng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cùng Công đoàn và người sử dụng lao động tổ chức họp tiếp nhận ý kiến của đơn vị không được đình công để kịp thời giúp đỡ và giải quyết yêu cầu chính đáng của tập thể lao động, quy định này có cần thiết và hiệu quả? Tại sao chúng ta không thúc đẩy cơ chế thương lượng tập thể và phát huy quy chế dân chủ ở nơi làm việc cũng là thúc đẩy hòa giải và đối thoại xã hội?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo