xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy sinh thầm lặng

THANH NGA - HỒNG ĐÀO

Mải mê với công việc, lo toan cho gia đình và người thân, các chị phải tạm gác hạnh phúc riêng tư

Chứng kiến một ngày làm việc của chị Nguyễn Thị An Nhơn (Công ty May Việt Sang, quận Gò Vấp, TP HCM), ai cũng phải khâm phục sự chịu thương chịu khó, nhất là tình cảm mà chị dành cho gia đình. Rời công ty lúc 21 giờ, chị lại tất tả chạy tới một cơ sở may gia công làm thêm, đến 23 giờ mới về phòng trọ. “Mong muốn lớn nhất của tôi chính là con gái ăn học thành tài và cha mẹ luôn được khỏe mạnh. Vì vậy, dù cực khổ đến mấy, tôi cũng cố gắng hết sức” - chị Nhơn thổ lộ.

Gắng gượng vì người thân

16 năm trước, sau một sai lầm, chị Nhơn mang thai và sinh ra một bé gái nhưng không được thừa nhận. Một mình nuôi con khiến chị chịu đủ sự tủi nhục, gièm pha từ nhiều người. Nuốt ngược nước mắt, chị tự dặn lòng phải đứng dậy để trở thành chỗ dựa cho con.

Chị Nguyễn Thị An Nhơn - Công ty May Việt Sang, quận Gò Vấp, TP HCM - rất chịu khó, chăm chỉ Ảnh: THANH NGA

Chị Nguyễn Thị An Nhơn - Công ty May Việt Sang, quận Gò Vấp, TP HCM - rất chịu khó, chăm chỉ Ảnh: THANH NGA

 

Chị Cao Thị Huệ - Công ty CP May Sài Gòn 3, Tổng Công ty Dệt may Gia Định - trong nhà trọ Ảnh: HỒNG ĐÀO
Chị Cao Thị Huệ - Công ty CP May Sài Gòn 3, Tổng Công ty Dệt may Gia Định - trong nhà trọ Ảnh: HỒNG ĐÀO

 

26 tuổi, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, chị Nhơn quyết định gửi con cho cha mẹ rồi một mình rời quê lên TP HCM tìm việc làm. Năm 2003, chị vào làm việc tại Công ty May Việt Sang, lúc ấy còn đóng tại huyện Củ Chi, TP HCM. Hầu hết công nhân (CN) đều được sắp xếp ăn, ở tại nhà máy nên gần như tất cả tiền lương, chị đều tích cóp gửi về quê.

Trải qua nhiều cú sốc nên tinh thần của chị Nhơn nhiều lúc không ổn định, đôi khi hết cười lại khóc. Chị tâm sự: “Đi khám bệnh, bác sĩ nói tôi có triệu chứng của bệnh tâm thần, nếu tình hình kéo dài thì phải nhập viện điều trị. Lúc ấy, nghĩ đến cha mẹ và con nhỏ ở quê, tôi biết mình không thể gục ngã được”.

Từ suy nghĩ ấy, chị Nhơn tự học cách kiềm chế bản thân. Mỗi ngày, chị cố gắng từng chút để điều chỉnh cảm xúc. Sự cứng cỏi ấy đã giúp chị vượt qua được cú sốc về tâm lý.  Không một buổi tăng ca nào của công ty mà chị vắng mặt. Tận lực làm việc, không dám chi tiêu cho bản thân, thậm chí khi ốm đau chị cũng không dám bỏ việc để đi khám. Tiền lương kiếm được bao nhiêu, chị gửi phần lớn về quê (khoảng 3-4 triệu đồng) cho gia đình, chỉ giữ lại chút ít để chi tiêu.

“Dù vất vả nhưng con gái giờ đã lớn và học giỏi, biết nghe lời ông bà, cuộc sống gia đình tôi cũng đã ổn định. Với tôi, đó là hạnh phúc lớn nhất” - chị Nhơn bộc bạch.

Chịu thương, chịu khó

Thuở ấu thơ của chị Cao Thị Huệ (Công ty CP May Sài Gòn 3, Tổng Công ty Dệt may Gia Định) là chuỗi ngày không may mắn. Sinh ra, Huệ cũng lành lặn, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác nhưng cơn sốt bại liệt năm lên 3 tuổi đã khiến đôi chân của chị không thể đi đứng bình thường được. Tuy vậy, Huệ vẫn cố gắng đến lớp.

Học hết THCS, do nhà xa, việc đi lại khó khăn nên Huệ đành bỏ dở. Không tiếp tục học chữ, chị học nghề may để sinh nhai. Học xong, chị mở tiệm kiếm sống song do ít khách nên đành đóng cửa.

Năm 2007, Huệ rời Bến Tre lên TP HCM xin làm CN tại Công ty CP May Sài Gòn 3. Khéo tay, lại siêng làm nên ngay tháng đầu tiên, chị đã là một trong những CN có năng suất cao. Bảy năm trời gắn bó với công ty, danh hiệu “Bông hồng năng suất” chưa bao giờ lọt khỏi tay chị.

Với thu nhập 7,5 triệu đồng/tháng, cuộc sống của Huệ đã ổn định hơn. Thế nhưng, nhiều năm nay, chị vẫn ở trọ trong căn phòng có giá thuê chỉ 1,5 triệu đồng/tháng cùng với 2 người bạn. Mỗi tháng, chị đều đặn trích 2 triệu đồng tiền lương gửi về phụ giúp mẹ ở quê. Khi chúng tôi nhắc đến chuyện lập gia đình, chị cười: “Chắc ông trời bắt tôi phải độc thân. Nếu tôi lấy chồng, ai sẽ lo cho mẹ...”.

Chắt chiu yêu thương cho người thân là đức tính tốt đẹp có thể thấy được ở phần lớn lao động nữ nhập cư. Tốt nghiệp THPT, do gia cảnh khó khăn nên chị Cù Thị Thanh Son (Công ty TNHH Nhựa Phước Thành, quận 5, TP HCM) đành gác lại ước mơ thi vào ĐH để lên TP tìm việc. Ý thức được chỗ đứng của mình nên chị gắng sức làm việc. Từ một nhân viên bộ phận kiểm hàng, năm 2009, chị được ban giám đốc tin cậy đề bạt làm trưởng bộ phận chất lượng. Vừa làm vừa gồng gánh gia đình, vậy mà chị vẫn cố gắng hoàn tất chương trình trung cấp kế toán.

“Ba mẹ tôi đã ngoài 70, đứa em út ở nhà chăn nuôi nên gia đình rất khó khăn. May mắn cho tôi là được công ty hỗ trợ 2 bữa cơm/ngày nên cũng dành dụm chút ít gửi về cho gia đình, từ 1 đến 2 triệu đồng/tháng. Tháng nào ở quê có đám tiệc, tôi còn gửi thêm tiền vì ba mẹ không có khoản thu nhập nào khác” - chị Son bày tỏ. 

 

“Gia cảnh khó khăn khiến phần đông lao động nữ nhập cư tại TP HCM phải gánh thêm trọng trách san sẻ, hỗ trợ người thân ở quê. Cày cục vất vả nơi đất khách quê người và đối diện với khó khăn thiếu thốn trăm bề nhưng ở họ vẫn toát lên nghị lực sống rất đáng khâm phục” - bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, nhận xét.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo