Theo ILO, năm 2004, thế giới vẫn còn tới 218 triệu trẻ em phải lao động, tuy đã giảm 11% so với năm 2000. Số trẻ em phải làm các công việc độc hại chiếm tới 126 triệu. Châu Á có số lượng trẻ em lao động cao nhất với 122 triệu em. Khu vực sa mạc Xa-ha-ra ở châu Phi có 49,3 triệu lao động trẻ em.
LHQ đã nhiều lần kêu gọi các nước thành viên thực hiện chính sách xã hội thích hợp để đảm bảo quyền lợi của trẻ em và để trẻ em được ưu tiên hưởng những thành quả phát triển kinh tế.
Vấn đề lao động trẻ em phải được đặt vào trung tâm chính sách của các chính phủ và cuộc chiến chống đói nghèo nhất thiết phải tiến tới loại trừ tình trạng lao động trẻ em.
* Theo TTXVN, ngày 13/6, Tổng thống Panama Martin Torihos đã ký sắc lệnh mới xác định 29 hình thức bóc lột lao động trẻ em cần phải loại bỏ nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho trẻ em, đặc biệt đối với khoảng 50 nghìn trẻ vị thành niên ở nước này đang phải lao động thường ngày để kiếm sống và giúp đỡ gia đình.
Sắc lệnh trên nghiêm cấm việc ký hợp đồng lao động đối với những em dưới 18 tuổi để làm việc dưới lòng đất, dưới nước, trên cao, trong khu vực có địa thế hoặc mặt bằng phức tạp và những địa hình không thuận lợi khác.
Tổng thống Torihos cho biết Chính phủ Panama đã quyết định trao 800 suất học bổng cho các em nhỏ có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, đồng thời kêu gọi toàn xã hội góp phần vào cuộc chiến chống tệ nạn lạm dụng và bóc lột lao động trẻ em.
Bình luận (0)