xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kháng nghị hủy án sơ thẩm và phúc thẩm

Bài và ảnh: Lệ Thủy

Công ty BP kỷ luật sa thải người lao động không có căn cứ, vi phạm pháp luật cả về nội dung và hình thức

Ngày 5-8-2011, TAND Tối cao đã có Quyết định kháng nghị số 05/2011/QĐKN-LĐ đối với bản án lao động phúc thẩm số 1209/2010 LĐ-PT ngày 30-9-2010 của TAND TPHCM về vụ án “Tranh chấp hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật theo hình thức  sa thải” giữa nguyên đơn là ông Phạm Thế Hùng và bị đơn là Công ty BP Exploration Operating Co. Ltd. (Công ty BP). Vụ tranh chấp này kéo dài từ năm 2008, đã được Báo Người Lao Động thông tin trong các bài viết: “Công ty BP hành xử tùy tiện” ra ngày 13-10-2009;  “Vì sao ông Hùng bị sa thải?” ra ngày 27-9-2010 và “Án lạ” ra ngày 28-10-2010.

Bị trù dập vì đòi quyền lợi

Ông Phạm Thế Hùng làm việc cho Công ty BP từ năm 2004 với công việc kỹ thuật viên vô tuyến điện. Đến tháng 10-2007, ông Hùng cùng những lao động khác trên giàn khai thác khí Lan Tây yêu cầu công ty đáp ứng một số chính sách dành cho lao động trong ngành dầu khí bởi công việc này độc hại, nguy hiểm. Không được trả lời thỏa đáng, ông Hùng tiếp tục viết thư phản ánh lên tổng giám đốc Công ty BP tại Việt Nam. Ngay sau đó, cán bộ quản lý giàn khoan đã đình chỉ công việc, đánh giá ông Hùng “năng lực làm việc kém”. Ông Hùng khiếu nại vụ việc lên công ty và gửi đơn nhờ các cơ quan chức năng can thiệp.

Đến tháng 3-2008, trong đợt nâng lương cho nhân viên, mọi người đều được nâng từ 30% đến 40%, riêng ông Hùng chưa đến 5%. Không được giải quyết thỏa đáng những bức xúc của mình, ông Hùng đã tuyệt thực 4 ngày để phản ứng. Tuy vậy, ông vẫn làm việc bình thường và hoàn tất mọi việc được phân công.
img
Ông Phạm Thế Hùng với đầy đủ hồ sơ, chứng lý về việc mình bị sa thải trái pháp luật
Ngay sau sự việc này, công ty đã đưa máy bay ra giàn Lan Tây “áp giải” ông Hùng về đất liền và đình chỉ công việc. Vụ việc kéo dài đến hơn 4 tháng sau, Công ty BP mới tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật việc ông Hùng nhịn ăn và quy kết ông vi phạm các quy định về an toàn dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. Trên cơ sở này, công ty ra quyết định kỷ luật ông Hùng với hình thức sa thải.

Khi ông Hùng khởi kiện ra TAND quận 2 - TPHCM, TAND quận 2 đã buộc công ty phải nhận ông Hùng trở lại làm việc và bồi thường cho ông hơn 260 triệu đồng. Sau đó, cả hai bên đều kháng cáo, trong đó ông Hùng yêu cầu công ty phải nhận ông trở lại làm việc, bồi thường tiền lương những ngày không được làm việc, đóng BHXH, xin lỗi công khai do bị sa thải trái pháp luật… Thế nhưng, cấp xét xử phúc thẩm đã bác toàn bộ yêu cầu chính đáng của ông Hùng.

Sai cả nội dung lẫn hình thức

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TAND Tối cao chỉ rõ việc sa thải ông Phạm Thế Hùng của Công ty BP đã sai cả về nội dung lẫn hình thức. Về nội dung, nội quy lao động của công ty và điều 85 Bộ Luật Lao động không quy định hành vi tuyệt thực là vi phạm kỷ luật lao động áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Nội quy lao động của công ty chỉ quy định người lao động có hành vi “không tuân thủ các quy định an toàn của BP gây nguy hiểm mức độ nặng đến sức khỏe hoặc sự an toàn cho người khác” (“mức độ nặng” được định nghĩa là những thương tổn phải nghỉ làm việc và cần sự chăm sóc của y tế)… thì mới bị coi là vi phạm quy định về an toàn.
Trong khi đó, ông Hùng tuyệt thực nhưng vẫn làm việc bình thường và chưa làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe hoặc sự an toàn cho người khác. Do đó, kháng nghị chỉ rõ: Công ty kỷ luật sa thải ông Hùng với lý do “vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn của công ty dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng” là không có căn cứ, không phù hợp nội quy lao động của công ty và pháp luật lao động.
Về hình thức, công ty có nhiều sai phạm. Trước tiên là trình tự, thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện việc công ty đã trao đổi, nhất trí với CĐ cơ sở khi kỷ luật sa thải ông Hùng. Ngoài ra, quyết định còn ghi sai năm (2008 ghi thành 2007). Sai phạm thứ hai là về thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động.
Dù công ty đã xuất trình chứng cứ về việc ông Hùng nghỉ việc hưởng BHXH để kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động nhưng sau khi thời hiệu được khôi phục, công ty tiến hành xử lý kỷ luật lao động mà không đạt được sự nhất trí của CĐ cơ sở. Trong trường hợp này, theo quy định, công ty phải báo cáo với cơ quan lao động; sau 20 ngày mới được ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thế nhưng, công ty không báo cáo mà ra quyết định ngay trong ngày họp là không đúng pháp luật.

Xét xử lại theo trình tự sơ thẩm

Về tố tụng, kháng nghị của TAND Tối cao nhận định: “Ông Hùng có khởi kiện yêu cầu công ty thanh toán các khoản tiền lương, tiền phép, tiền tăng lương năm 2008, tiền làm thêm giờ. Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét, giải quyết yêu cầu của ông Hùng về tiền lương từ ngày 27-9-2004 đến 5-10-2004 và tiền phép; có nhận định về tiền tăng lương năm 2008, tiền làm thêm giờ nhưng không tuyên trong phần quyết định là có thiếu sót”.

Kháng nghị đã “đề nghị Tòa Lao động TAND Tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án lao động phúc thẩm ngày 30-9-2010 của TAND TPHCM và bản án lao động sơ thẩm ngày 13-4-2010 của TAND quận 2 - TPHCM, giao hồ sơ vụ án cho TAND quận 2  xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật”.

(Trích Kháng nghị của TAND Tối cao)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo