xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khổ sở vì “con cưng”

Bài và ảnh: Cao Hường

Các nhà tuyển dụng xem trọng yếu tố trung thành của nhân viên, rất ngại những hồ sơ mà ứng viên liệt kê đã từng làm việc tại nhiều công ty chỉ trong một thời gian ngắn

"Tình trạng lao động ở những vị trí chủ chốt nghỉ việc kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho doanh nghiệp (DN) diễn ra khá phổ biến. Khi ký hợp đồng với nhân viên, nhiều DN thường kèm theo điều khoản ràng buộc như: Không được làm việc cho công ty đối thủ sau khi nghỉ việc, không được kinh doanh cùng lĩnh vực, không được tiết lộ bí mật công nghệ… Nhưng thực tế, DN không thể kiểm soát được việc làm của nhân viên sau khi họ nghỉ việc nên thiệt hại không thể tránh khỏi” - bà Trần Thị Ánh Tuyết, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH TM-DV Viễn thông Thiên Tú, nhìn nhận.

Xem trọng yếu tố “trung thành”

Gần 2 tháng đến tuyển người tại Phòng Dịch vụ Việc làm Báo Người Lao Động, ông L.H.Q - giám đốc một công ty kinh doanh gas ở quận Bình Thạnh, TP HCM - đã xem qua không dưới 100 bộ hồ sơ, phỏng vấn hơn 30 ứng viên nhưng vẫn không tuyển được người vào vị trí trưởng phòng kinh doanh. Hỏi ra mới biết không phải không có ứng viên giỏi mà tại ông Q. như “chim sợ cành cong” vì đã từng chọn và tin tưởng nhầm người, khiến công ty bị thiệt hại nặng nề khi họ nghỉ việc. “Vì thế, giờ đây tiêu chí tuyển dụng đầu tiên của tôi chính là sự trung thành. Bởi năng lực có thể bồi dưỡng, đào tạo; còn sự trung thành thì do nhân cách của mỗi người. Tôi rất ngại những hồ sơ mà ứng viên liệt kê đã từng làm việc tại nhiều công ty chỉ trong một thời gian ngắn” - ông Q. chia sẻ.
 
img
Nhà tuyển dụng xem hồ sơ ứng viên tại Phòng Dịch vụ Việc làm Báo Người Lao Động

Cũng gặp cảnh tương tự, ông P.X.L, giám đốc một công ty may xuất khẩu tại quận 12, từng lao đao khi trưởng một chuyền may xuất sắc bỏ sang làm cho công ty khác chỉ vì một va chạm nhỏ trong công việc. Đáng nói là anh ta không đi một mình mà kéo theo gần hết công nhân may của chuyền. “Việc tuyển dụng đủ số công nhân để ổn định hoạt động đã khó, chưa kể công ty phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng vì trễ tiến độ” - ông P.X.L than thở.

Làm sao hạn chế “mất người, mất của”?

Theo bà Trần Thị Ánh Tuyết, người lao động có nhiều lý do để rời bỏ DN, trong đó nhiều nhất là do lương bổng, các chế độ ưu đãi, môi trường làm việc, văn hóa công ty, mâu thuẫn nội bộ… Nhân viên rời bỏ công ty sẽ mang theo những “bí kíp” của công ty vì lợi ích của bản thân ở nơi mới. Do vậy, điều mà các DN phải đặc biệt lưu tâm là làm sao để hạn chế tổn thất khi vừa mất người vừa bị thiệt hại kinh tế. Bà Nguyễn Mỹ Linh, chuyên gia nhân sự của một website việc làm, quan niệm: “Người ta ví thương trường như chiến trường nên người “sếp” phải luôn tỉnh táo, phân bổ công việc hợp lý giữa các nhân viên để tránh lộ bí mật của công ty”.

Đồng ý với nhận định trên, ông Võ Anh Hoàng, giám đốc nhân sự Tập đoàn Đại Phát, cho biết ở đơn vị của ông cũng từng gặp trường hợp những nhân viên nắm bí mật công nghệ ra đi nhưng những tổn thất họ gây ra không đáng kể bởi mỗi nhân viên phụ trách một khâu khác nhau nên chỉ nắm được một phần chứ không phải tất cả bí quyết. Bà Nguyễn Mỹ Linh khuyên: “Khi gặp phải những tình huống này, “sếp” cần đẩy mạnh những lợi thế cạnh tranh độc đáo để những giá trị của mình cho dù bị sao chép nhất thời cũng vẫn luôn nổi trội. Trên thực tế, những “sếp” có bản lĩnh, tầm nhìn, năng lực đã tạo nên hệ thống phát triển liên tục nên dù nhân viên có mang “bí kíp” ra đi thì cũng không bao giờ theo kịp những gì mà người “sếp” này sẽ làm cho công ty”.
 

Gắn trách nhiệm với lợi ích

Những vị trí quản lý được bà Lê Thị Vân, giám đốc một công ty XNK thực phẩm tại quận 1, TP HCM, ví như “con cưng” chính là bộ khung vững chắc của công ty. Theo bà, về mặt nhân sự, các vị trí khác có thể biến động nhưng chỉ cần bộ khung này ổn định thì DN vẫn hoạt động tốt. Các vị trí cốt cán trong công ty như trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng XNK, kế toán trưởng đều có thời gian gắn bó với công ty từ 7-10 năm. Về bí quyết giữ người, bà Vân bộc bạch: Trong công việc, “sếp” và nhân viên luôn trao đổi thẳng thắn, luôn lấy lợi ích công ty gắn với lợi ích của nhân viên, công ty ăn nên làm ra thì nhân viên cũng được hưởng tương xứng. Ngoài đời, tôi yêu quý và xem họ như người thân, luôn chia sẻ và hỗ trợ khi nhân viên gặp khó khăn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo