xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không được lấy túi này bỏ qua túi kia!

Trường Hoàng

Doanh nghiệp không được lách luật bằng cách hạ bậc lương công việc người lao động đang đảm trách để khi nhân với mức lương tối thiểu mới, tiền lương vẫn không tăng

img
Khi nâng lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được cắt giảm các quyền lợi khác của người lao động. Ảnh chỉ có tính minh họa. Ảnh: Vĩnh Tùng
“Khi áp dụng các quy định về mức lương tối thiểu (LTT) vùng, doanh nghiệp (DN) không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động (NLĐ) làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương và phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động”. Đây là lưu ý của ông Tống Văn Lai, Trưởng Phòng Tiền lương, Vụ Lao động - Tiền lương, Bộ LĐ-TB-XH, trong hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 70/CP của Chính phủ quy định mức LTT vùng tổ chức tại TPHCM mới đây.

Bất kỳ việc cắt giảm nào cũng là sai

Nhiều đại biểu thắc mắc khi Nhà nước tăng LTT vùng, nhiều DN cũng điều chỉnh lương của NLĐ nhưng cắt giảm các chế độ khác như: tiền cơm, tiền phụ cấp, tiền chuyên cần… thậm chí có DN còn hạ bậc lương của NLĐ miễn sao tổng thu nhập trước và sau khi điều chỉnh vẫn giữ nguyên. Ông Tống Văn Lai khẳng định: Bất kỳ việc cắt giảm các chế độ hiện có nào cũng là trái với thỏa thuận trước đó với NLĐ, trái với quy định của pháp luật lao động và không đúng tinh thần của Nghị định 70/CP và Thông tư 23 của Bộ LĐ-TB-XH.

Ông Lai đề nghị Sở LĐ-TB-XH, LĐLĐ, chi nhánh VCCI ở các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và ban quản lý các KCN, KCX ở các địa bàn tập trung đông lao động và khu vực được điều chỉnh vùng theo Nghị định số 70/CP (từ vùng thấp lên vùng cao) tổ chức triển khai, hướng dẫn DN áp dụng mức LTT vùng đúng quy định. Đồng thời, phải tuyên truyền, giải thích cho DN và NLĐ hiểu; tăng cường giám sát, kiểm tra và đôn đốc các DN thực hiện.

Về phía DN, phải rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thang lương, bảng lương, các quy chế, thỏa ước lao động tập thể… để lập phương án tiến hành thương lượng, thỏa thuận với Công đoàn và NLĐ các mức điều chỉnh cụ thể.

Phải bảo đảm lương tăng

Đối với DN đã xây dựng và ban hành thang, bảng lương thì căn cứ vào LTT vùng để xem xét, điều chỉnh các mức lương trong thang, bảng lương, phụ cấp lương, các mức lương trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác đối với NLĐ cho phù hợp nhưng phải bảo đảm  các nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương do pháp luật lao động quy định. Đặc biệt, không được lách luật bằng cách xây dựng thang, bảng lương mới hạ bậc lương công việc NLĐ đang đảm trách để khi nhân với mức LTT vùng mới, thu nhập của NLĐ không tăng. Việc này đang xảy ra nhiều tại các KCX-KCN TPHCM, có nguy cơ làm gia tăng tranh chấp.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng nêu vấn đề hiện nay các DN chưa chú trọng đến bữa ăn giữa ca, chất lượng bữa ăn không bảo đảm, DN sử dụng mức LTT để trả cho NLĐ… Các vấn đề này lần lượt được đại diện Bộ LĐ-TB-XH trả lời: Trong các văn bản hướng dẫn việc điều chỉnh LTT vùng lần này có đề cập bữa ăn giữa ca cho NLĐ. Nhà nước khuyến khích các DN tổ chức ăn giữa ca để bảo đảm  sức khỏe cho NLĐ là vì lợi ích của chính DN bởi điều đó sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mức tiền ăn và cách thức tổ chức ăn giữa ca do DN, Công đoàn cơ sở và NLĐ thỏa thuận nhưng phải bảo đảm dinh dưỡng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Quy định bằng hệ số hoặc mức tiền cụ thể

Đối với DN chưa xây dựng thang, bảng lương thì căn cứ vào mức LTT vùng để tính các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương do pháp luật lao động quy định. Các mức lương có thể được quy định bằng hệ số do DN lựa chọn hoặc mức tiền cụ thể nhưng mức lương bậc 1 phải cao hơn mức LTT vùng và bảo đảm các nguyên tắc khác về khoảng cách giữa các bậc lương, mức lương thấp nhất đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề; mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm…

(Trích Thông tư 23 của Bộ LĐ-TB-XH hướng dẫn thực hiện Nghị định 70/CP)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo