xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khu lưu trú... ế dài!

NHÓM PV CÔNG ĐOÀN

Trong lúc hàng trăm ngàn công nhân tại TPHCM thiếu nhà ở, vất vả tìm chỗ thuê trọ bên ngoài thì nhiều nhà lưu trú của doanh nghiệp lại bị bỏ trống, lãng phí

Trái ngược với những khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội nhưng lúc nào cũng đông kín công nhân (CN) ở các con hẻm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 - TPHCM thì gần đó, 6 dãy nhà cao tầng khang trang của khu lưu trú CN KCX Tân Thuận (đường Bùi Văn Ba)  vẫn còn khá nhiều chỗ trống. Ngoài khu A đang sửa chữa thì khu B và C2 còn rất nhiều chỗ trống.

Sinh hoạt bất tiện, gò bó

Nhà lưu trú CN do Công ty Đức Bổn (KCX Tân Thuận) làm chủ đầu tư dù đã khánh thành cách đây 2 tháng nhưng đến nay vẫn chưa có CN đến ở. Cùng KCX Tân Thuận, 2 tòa nhà của Công ty Palace Việt Nam có sức chứa khoảng 1.000 CN được xây dựng khang trang, tiện nghi. Tuy nhiên, sau  một năm đưa vào khai thác, dù miễn phí tiền nhà nhưng nhà lưu trú này chỉ có 300 CN vào ở.
img
Dãy nhà ở dành cho nam công nhân tại Công ty TNHH Huê Phong bỏ trống gần 15 năm nay.Ảnh: VĨNH TÙNG

Qua tìm hiểu của chúng tôi, việc CN không muốn vào những nhà lưu trú này xuất phát từ cách tổ chức mô hình lưu trú và các quy định không phù hợp. Chẳng hạn, nhà  lưu trú CN KCX Tân Thuận ở quá xa chợ khiến CN gặp khó khăn trong việc mua sắm.  Bất tiện hơn là họ không được nấu nướng. Chưa hết, nhà lưu trú không có phòng tiếp khách. Bạn bè hoặc người thân đến thăm phải rời khu lưu trú lúc 22 giờ, những ai muốn ở lại phải có chữ ký đồng ý của cả phòng, sau đó xuống trình ban quản lý... 

Những  quy định này bị CN cho là bất hợp lý nên không muốn vào ở. Chị Ngọc, CN Công ty Tai Việt, nói:  “Thuê ở bên ngoài dù giá có cao hơn nhưng giờ giấc sinh hoạt thoải mái”. Chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, CN Công ty TNHH Copal Yamada Việt Nam (KCX Tân Thuận), cho biết: “Nhà lưu trú ở quá xa công ty, ăn, ở đều phải theo quy định nên ra ngoài trọ cho tiện”.

Một vấn đề lớn khác mà nhiều nhà đầu tư đã không tính đến khi xây nhà lưu trú, đó là xác định đối tượng vào ở. Nhà lưu trú CN KCX Tân Thuận chỉ thiết kế dành cho người độc thân, không có phòng cho người đã lập gia đình nên các cặp vợ chồng CN không thể vào đây. Tại nhà lưu trú của Công ty Palace Việt Nam, chỉ những cặp vợ chồng CN làm việc cùng công ty mới được bố trí chỗ ở, ngoài ra  phải thuê bên ngoài...

Nhiều người còn thiếu ý thức

Nhà lưu trú CN của Công ty Giày da Huê Phong (quận Gò Vấp-TPHCM) xây dựng gần 16 năm với quy mô 252 phòng, 3.000 chỗ ở. Ngoài cảnh quan đẹp, nhà lưu trú còn có phòng dành cho người thân CN đến thăm, có phòng xem tivi, phòng hát karaoke, phòng vi tính. Đặc biệt, giá thuê phòng chỉ 20.000 đồng/người/tháng. Tuy nhiên đến nay, nhà lưu trú này chỉ mới có 1.135 CN đến ở, 126 phòng đang còn bỏ trống.

 Nguyên nhân CN không vào nhà lưu trú, theo ông Lý Chí Dũng, trợ lý tổng giám đốc công ty, là do “thói quen thích sống tự do của một bộ phận nữ CN”. Theo ông Dũng, để giúp CN có thời gian nghỉ ngơi, công ty tổ chức nấu cơm chiều tại nhà lưu trú với giá chỉ 3.400 đồng/suất.  Để CN được thoải mái, công ty còn cho phép họ chọn bạn ở. Người thân của CN khi đến thăm được phép lưu lại 3-4 ngày. Thế nhưng, các giải pháp này vẫn không thể thu hút CN vào khu lưu trú.

Đáng nói hơn là dãy nhà dành cho nam phải để không 15 năm nay. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được biết lý do khiến lãnh đạo công ty đóng cửa khu lưu trú này là vì khi vừa đưa vào hoạt động, một số nam CN vốn quen sống thoải mái, tự do đã tụ tập nhậu nhẹt, đánh nhau, gây mất trật tự trong một thời gian dài. Nhắc nhở nhiều lần không xong, lãnh đạo công ty quyết định cấm cửa toàn bộ nam CN.
Tạo điều kiện tốt nhất cho CN

Ông Bùi Thế Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Giày Khải Hoàn - một trong những doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả mô hình nhà lưu trú CN - cho rằng khi đầu tư xây dựng nhà lưu trú, doanh nghiệp phải nắm bắt tâm lý, đặc điểm sinh hoạt của CN. Một số nhà lưu trú không tính đến những yếu tố này nên đưa ra quy định, nội quy bất hợp lý khiến CN không thích vào ở. Theo ông Hùng, cần phải quan tâm đến các thiết chế văn hóa phục vụ CN như nhà giữ trẻ, phòng đọc sách…,  tạo điều kiện tốt nhất để CN nâng cao đời sống tinh thần.
Kỳ tới: Để công nhân an cư
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo