“Tôi đang làm việc thì ngân hàng (NH) rút tôi về phòng tổ chức, hạ lương, sau đó chuyển tôi đến làm việc hết nơi này đến nơi khác…” - anh Tôn Thất Quang, Phó Giám đốc Phòng Phát triển sản phẩm, NH Thương mại CP Việt Á - NH Việt Á (quận 1 - TPHCM), phản ánh như trên trong đơn khiếu nại gửi LĐLĐ TPHCM và Báo Người Lao Động mới đây.
Điều chuyển … chóng mặt!
Năm 2009, anh Tôn Thất Quang vào làm việc cho NH Việt Á với chức danh chuyên viên phòng phát triển sản phẩm. Đến tháng 8-2010, anh được bổ nhiệm phó giám đốc phòng phát triển sản phẩm. Làm việc tại vị trí mới chưa được bao lâu thì đến tháng 3-2011, anh bị rút về phòng nhân sự để chờ bố trí công tác khác mà không hề có lý do. Đến ngày 5-9-2011, NH Việt Á tiếp tục điều động anh về nhận nhiệm vụ tại Chi nhánh Chợ Lớn. Quyết định chưa ráo mực thì ngày 6-9-2011, NH lại chuyển anh Quang về Phòng Giao dịch quận 7.
Làm việc với chúng tôi, ông Vũ Đức Hưng, Giám đốc nhân sự NH Việt Á, không chứng minh được việc điều động anh Quang là đúng pháp luật nhưng lại khẳng định: “NH đã thực hiện đúng và đầy đủ nội dung công việc theo hợp đồng lao động đã ký với anh Quang (?!)”.
Ép nghỉ việc không được thì… chuyển
Việc tùy tiện điều động nhưng không thỏa thuận với người lao động (NLĐ) đang xảy ra tại khá nhiều doanh nghiệp. Đáng nói nhất ngay cả lao động nữ đang mang thai cũng bị làm khó. Vụ việc vừa xảy ra tại Công ty KODA Sài Gòn (KCN Thuận Đạo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) là một minh chứng.
Làm cho nản chí để phải xin nghỉ
Anh Thanh “ngồi chơi xơi nước” ở phòng tổ chức gần 6 tháng mà không có cơ hội nào để “tham mưu”. Cuối cùng, anh đành chấp nhận đến làm việc ở xưởng sản xuất tại huyện Hóc Môn - TPHCM với chức danh “trợ lý sản xuất”. Tuy nhiên, với vị trí mới này, anh cũng chẳng có công việc gì để làm. Tháng 11-2012, anh làm đơn xin nghỉ việc. Giám đốc đồng ý ngay và giải quyết nhanh chóng quyền lợi cho anh. “Tôi thấy họ hết sức phấn khởi khi tôi xin nghỉ việc. Thôi thì đành tìm nơi nào làm ăn đàng hoàng mà đầu quân vậy” - anh Thanh cười buồn.
Để quan hệ lao động được hài hòa, ổn định, bất cứ phát sinh nào trong quá trình làm việc, người sử dụng lao động và NLĐ cần thương lượng, thỏa thuận với nhau, tránh hành xử cảm tính. Trong các trường hợp trên, NLĐ nên gửi đơn đến cơ quan thanh tra để được xem xét, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chánh Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM |
Bình luận (0)