xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sao “sống khỏe” với 1 triệu đồng mỗi tháng?

Bài và ảnh: Phương Trang

Tiết kiệm, vén khéo, biết cảm thông chia sẻ với người bạn đời của mình nhiều hơn để thu xếp cuộc sống nhằm giảm bớt áp lực trong “thời tăng giá” là những điều mà nhiều công nhân đang làm...

Trong khi chờ tăng lương thì tụi em phải học cách... “chung sống hòa bình” với tăng giá”- Nguyễn Thị Thu Trang, công nhân (CN) Công ty Hữu Nghị, đã nói vui với tôi như vậy khi được hỏi về chuyện chi tiêu của Trang và các bạn cùng phòng gần 1 tháng qua, kể từ khi giá xăng mở màn đợt tăng giá mới.

Cơ hội “khoe” đôi tay vén khéo

“Lương hai vợ chồng mỗi tháng tổng cộng gần 2 triệu đồng. Trước kia, mỗi ngày, em chi trung bình khoảng 20.000 đồng cho các khoản ăn sáng, ăn chiều của hai vợ chồng. Bây giờ, giá tăng, cầm 20.000 đồng đi chợ mỗi ngày, tự nhiên thấy trọng trách của mình nặng hẳn lên vì phải bảo đảm chi tiêu cho cả nhà và để không bị thiếu hụt. Đêm nằm ngủ cũng cố nghĩ mai sẽ cho chồng ăn món gì. Cực hơn là chắc rồi nhưng tự nhiên thấy cũng được an ủi vì chồng hiểu và thương mình hơn”- Ngọc G. (Công ty FAPV) tâm sự. Và sau gần 1 tháng sống cùng việc tăng giá, Ngọc G. cho biết cô đã dần thích nghi dù vẫn mong lương sớm được cải thiện.

Từ Phan Thiết vào làm việc tại KCX Tân Thuận, Biện Thị N. còn gánh thêm nghĩa vụ lo cho cô em gái. Trong thời gian em gái tìm việc, N. phải một mình cáng đáng chuyện chi tiêu. Trước đây, với gần 1 triệu đồng lương tháng của cô, hai chị em tiêu xài dè sẻn cũng tạm ổn; nay thì càng phải tiết kiệm hơn. N. nói: “Hồi trước, đi làm về em lười nấu cơm tối nên thích gì mua nấy về ăn cho qua bữa, vừa không no bụng vừa tốn tiền. Nay thì nhỏ em đã biết lo, biết tính toán đi chợ nấu cơm để hai chị em no bụng lại đỡ tốn kém”.

CN Tuyết S. (Công ty May Đạt Việt) cho biết thêm trước đây, sau giờ làm việc S. và các bạn thường đạp xe lòng vòng, ghé chỗ này chỗ kia, thích gì mua nấy. Nay giá cả tăng, cả bọn bàn nhau sau giờ làm việc sẽ về nhà nấu ăn, để dành tiền cuối tuần đón xe buýt về chơi nhà các bạn ở cùng công ty. Đây cũng là một cách tiết kiệm trong “thời tăng giá” vậy.

Họ đã trở thành những “quý ông” tử tế

Từ Hà Tây vào TPHCM làm CN được 2 năm, Kiên (Công ty May Thành Công) phải chi mỗi tháng hơn 100.000 đồng tiền nhà. Khoản ăn uống, nhậu nhẹt, cà phê, thuốc lá trước đây là vô chừng. Dù đã cố hạn chế nhưng mỗi ngày vài chục ngàn tiền cơm, tiền quà vặt, tiền bù khú với bạn bè thoáng chốc bay vèo cả tháng lương. Kiên nói: “Tiền gửi về cho gia đình ở quê chẳng được bao nhiêu, nay giá cả lại tăng, em áy náy lắm”. Biết áy náy là biết tự tìm giải pháp. Với mức lương dao động từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi mỗi tháng (tùy theo số lượng thành phẩm), để bảo đảm số tiền gởi về quê cho gia đình, Kiên đã tự nguyện cai thuốc, còn rượu thì giảm từ 1 lần/tuần còn 1 lần/tháng. “Vậy sao Kiên không bỏ nhậu luôn?”- tôi hỏi. Kiên trả lời: “Khó lắm vì cuộc sống xa quê rất thèm những lúc tâm sự với bạn bè”.

img
“Thời tăng giá”, nhiều CN thay xe máy bằng xe buýt cho đỡ tốn kém

Không chỉ có Kiên, rất nhiều nam CN bỗng chốc trở thành những người đàn ông gương mẫu của thời tăng giá. Chồng của Hương (Công ty Kollan) có thói quen mỗi ngày hút một 1 gói thuốc nhưng cả tháng nay đã tự nguyện tiết kiệm, 1 gói hút 3 ngày. Anh cũng chấp thuận lời đề nghị của vợ: Mỗi tháng chỉ nhậu 1 lần vào dịp lãnh lương. “Trước đến giờ cứ nghĩ ảnh là người vô tư; nhưng khi đụng chuyện rồi mới thấy ảnh cũng biết chuyện và thương vợ”- Hương tâm sự.

Ở trạm chờ xe buýt gần KCN Tân Bình, sau một lúc làm quen, Nam (Công ty Bao bì nhựa Tân Tiến) thật thà bộc bạch: “Cắc củm từng đồng nay em vừa mua được chiếc xe máy. Chạy chưa bao lâu thì xăng rồi mọi thứ tăng giá đến chóng mặt. Đang để dành tiền cưới vợ nên dạo này em đã hạn chế đi lại bằng xe máy. Cà phê sáng em bỏ rồi, đang cố cai thuốc. Hy vọng em sẽ làm được vì cầm tới điếu thuốc cứ thấy xót thế nào ấy”.

Nghe tâm sự của các chàng trai, tôi chợt nghĩ, hóa ra, chuyện tăng giá cũng có mặt tích cực của nó. Ít ra thì nó đã làm cho một số “quý ông” như Kiên, Nam... biết cảm thông, chia sẻ hơn với người bạn đời của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo