xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động khu vực phi kết cấu rất cần nghiệp đoàn

Nguyễn Thiên Di

lao động.- TPHCM có từ 950.000 đến 1 triệu lao động tại khu vực phi kết cấu l Cả về lý luận và thực tiễn, việc phát huy ảnh hưởng CĐ trong khu vực này là xác đáng và khả thi.

Nhận vốn từ Quỹ CEP vào giữa tháng 8 vừa qua, nhiều đoàn viên Nghiệp đoàn (NĐ) Vận tải 19-5, huyện Hóc Môn- TPHCM nói: Làm ăn lúc dễ lúc khó, song họ sẽ không rời NĐ, vì NĐ là nơi đùm bọc, tương trợ lẫn nhau, thực sự là tổ chức của họ. Đây là một điển hình của việc phát triển tổ chức Công đoàn (CĐ) trong khu vực phi kết cấu (PKC) tại TPHCM. Tạo dựng ảnh hưởng trong khu vực này cũng có nghĩa là tăng thêm sức mạnh của tổ chức CĐ.
Những người ra vỉa hè kiếm sống và đóng góp của kinh tế vỉa hè
Kinh tế PKC còn gọi là kinh tế phi hình thức, phi chính thức, phi chính quy hoặc kinh tế vỉa hè . Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, khu vực PKC được xác định là những đơn vị sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao động, hoạt động hợp pháp nhưng có thể không đăng ký, đa số là các doanh nghiệp mang tính gia đình hoặc có thuê một ít lao động bên ngoài, lao động ít qua đào tạo chính quy, vốn ít Các chính sách sắp xếp lại doanh nghiệp, tinh giản biên chế, di dân từ nông thôn ra thành thị đã làm gia tăng đội quân làm việc trong khu vực PKC, chấp nhận xem vỉa hè là nơi chốn để sinh tồn.
Bà Nguyễn Kim Lý, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết, TPHCM hiện có gần 2,4 triệu lao động đang làm việc, trong đó có từ 950.000 đến 1 triệu lao động tại khu vực PKC, thu nhập bình quân 700.000 đồng/người/tháng. Nếu khu vực kinh tế dân doanh tại TPHCM chiếm 40% cơ cấu GDP của TPHCM, thì kinh tế PKC trong cả nước đóng góp bình quân mỗi năm khoảng 30% GDP.
Mong được gia nhập NĐ, được tạo điều kiện làm ăn sinh sống
Với tính chất và đặc điểm đó, khu vực kinh tế PKC trở thành một trong những đối tượng quan trọng của tổ chức CĐ. Năm 1997, ILO và Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp thực hiện dự án về tăng cường năng lực của tổ chức CĐ tại khu vực PKC và TPHCM là một địa bàn quan trọng để phát huy ảnh hưởng của tổ chức CĐ. Ông Nguyễn Hòa Bình, ủy viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng Ban Pháp luật Tổng LĐLĐ VN, cho rằng: Cả về lý luận và thực tiễn, việc phát huy ảnh hưởng CĐ trong khu vực PKC là xác đáng và khả thi. Tính chất của tổ chức CĐ Việt Nam (tính giai cấp và tính quần chúng); vị trí, vai trò, chức năng của CĐ Việt Nam đều cho thấy không có tổ chức nào có thể đại diện cho lao động PKC bằng tổ chức CĐ; quan hệ giữa CĐ và lao động PKC là gần gũi, tự nhiên. Về phía lao động PKC, gia nhập CĐ cũng là một trong những nguyện vọng hàng đầu. Qua khảo sát 1.000 lao động từ 26-40 tuổi, có đến 80% trả lời ở nơi làm việc chưa có tổ chức CĐ, từ 65-70% cho biết chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hầu hết người được hỏi đều mong muốn được gia nhập CĐ, được tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, xóa đói giảm nghèo.
Những mô hình và bước đi thích hợp
Nguyện vọng chính đáng đó phần nào đã được tổ chức CĐ đáp ứng. Kinh nghiệm từ những năm lập hội lao động hợp tác và phát triển CĐ ngành nghề gặp nhu cầu của người lao động đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng NĐ khu vực PKC tại TPHCM. Từ năm 1998 đến nay, TPHCM lập mới 43 NĐ, nâng số NĐ hiện có lên 120 với 10.400 đoàn viên/13.000 lao động (tỉ lệ 80%).
Thành quả đáng kể là CĐ TPHCM đã xác lập được những mô hình và bước đi thích hợp, hoặc theo ngành nghề (không phân biệt địa giới hành chính) hoặc theo địa bàn phường. Ông Trần Trung Mậu, Chủ tịch LĐLĐ quận 10-TPHCM, tâm đắc với mô hình NĐ tiểu thủ công nghiệp phường (toàn bộ 15 phường tại quận 10 đều có NĐ tiểu thủ công nghiệp, kết nạp trên 1.400 đoàn viên), cho đây là một trong những mô hình khả thi vì dễ dàng tập hợp lao động nhiều ngành nghề trên địa bàn vào tổ chức; sau đó đủ điều kiện sẽ tách theo từng NĐ ngành nghề. Một thuận lợi hiếm có là LĐLĐ TPHCM có Quỹ trợ vốn CEP. Qua hoạt động của quỹ, vấn đề vào tổ chức khi biết được quyền lợi được hóa giải. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Giám đốc Quỹ CEP, cho rằng: Từ các sinh hoạt cụm nhóm tiết kiệm, đông đảo lao động PKC hiểu tổ chức CĐ, tự nguyện gia nhập NĐ. Trong 6 tháng đầu năm 2001, CEP đã trợ vốn cho lao động PKC tại TPHCM trên 38 tỉ đồng, trong đó có đoàn viên tại 30 NĐ được vay trên 4,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đó cũng là những kết quả khiêm tốn so với thực trạng lao động PKC. Ông Nguyễn Văn Tín, Chánh Văn phòng LĐLĐ TPHCM, kiến nghị cần có mô hình tổ chức CĐ cấp phường và Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐ Việt Nam để tạo thêm thuận lợi cho việc phát huy ảnh hưởng của tổ chức CĐ trong khu vực này.
Nguyễn Thiên DiNhận vốn từ Quỹ CEP vào giữa tháng 8 vừa qua, nhiều đoàn viên Nghiệp đoàn (NĐ) Vận tải 19-5, huyện Hóc Môn- TPHCM nói: Làm ăn lúc dễ lúc khó, song họ sẽ không rời NĐ, vì NĐ là nơi đùm bọc, tương trợ lẫn nhau, thực sự là tổ chức của họ. Đây là một điển hình của việc phát triển tổ chức Công đoàn (CĐ) trong khu vực phi kết cấu (PKC) tại TPHCM. Tạo dựng ảnh hưởng trong khu vực này cũng có nghĩa là tăng thêm sức mạnh của tổ chức CĐ.
Những người ra vỉa hè kiếm sống và đóng góp của kinh tế vỉa hè
Kinh tế PKC còn gọi là kinh tế phi hình thức, phi chính thức, phi chính quy hoặc kinh tế vỉa hè . Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, khu vực PKC được xác định là những đơn vị sản xuất kinh doanh có dưới 10 lao động, hoạt động hợp pháp nhưng có thể không đăng ký, đa số là các doanh nghiệp mang tính gia đình hoặc có thuê một ít lao động bên ngoài, lao động ít qua đào tạo chính quy, vốn ít Các chính sách sắp xếp lại doanh nghiệp, tinh giản biên chế, di dân từ nông thôn ra thành thị đã làm gia tăng đội quân làm việc trong khu vực PKC, chấp nhận xem vỉa hè là nơi chốn để sinh tồn.
Bà Nguyễn Kim Lý, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TPHCM, cho biết, TPHCM hiện có gần 2,4 triệu lao động đang làm việc, trong đó có từ 950.000 đến 1 triệu lao động tại khu vực PKC, thu nhập bình quân 700.000 đồng/người/tháng. Nếu khu vực kinh tế dân doanh tại TPHCM chiếm 40% cơ cấu GDP của TPHCM, thì kinh tế PKC trong cả nước đóng góp bình quân mỗi năm khoảng 30% GDP.
Mong được gia nhập NĐ, được tạo điều kiện làm ăn sinh sống
Với tính chất và đặc điểm đó, khu vực kinh tế PKC trở thành một trong những đối tượng quan trọng của tổ chức CĐ. Năm 1997, ILO và Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp thực hiện dự án về tăng cường năng lực của tổ chức CĐ tại khu vực PKC và TPHCM là một địa bàn quan trọng để phát huy ảnh hưởng của tổ chức CĐ. Ông Nguyễn Hòa Bình, ủy viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng Ban Pháp luật Tổng LĐLĐ VN, cho rằng: Cả về lý luận và thực tiễn, việc phát huy ảnh hưởng CĐ trong khu vực PKC là xác đáng và khả thi. Tính chất của tổ chức CĐ Việt Nam (tính giai cấp và tính quần chúng); vị trí, vai trò, chức năng của CĐ Việt Nam đều cho thấy không có tổ chức nào có thể đại diện cho lao động PKC bằng tổ chức CĐ; quan hệ giữa CĐ và lao động PKC là gần gũi, tự nhiên. Về phía lao động PKC, gia nhập CĐ cũng là một trong những nguyện vọng hàng đầu. Qua khảo sát 1.000 lao động từ 26-40 tuổi, có đến 80% trả lời ở nơi làm việc chưa có tổ chức CĐ, từ 65-70% cho biết chưa được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hầu hết người được hỏi đều mong muốn được gia nhập CĐ, được tạo điều kiện thuận lợi để làm ăn sinh sống, xóa đói giảm nghèo.
Những mô hình và bước đi thích hợp
Nguyện vọng chính đáng đó phần nào đã được tổ chức CĐ đáp ứng. Kinh nghiệm từ những năm lập hội lao động hợp tác và phát triển CĐ ngành nghề gặp nhu cầu của người lao động đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng NĐ khu vực PKC tại TPHCM. Từ năm 1998 đến nay, TPHCM lập mới 43 NĐ, nâng số NĐ hiện có lên 120 với 10.400 đoàn viên/13.000 lao động (tỉ lệ 80%).
Thành quả đáng kể là CĐ TPHCM đã xác lập được những mô hình và bước đi thích hợp, hoặc theo ngành nghề (không phân biệt địa giới hành chính) hoặc theo địa bàn phường. Ông Trần Trung Mậu, Chủ tịch LĐLĐ quận 10-TPHCM, tâm đắc với mô hình NĐ tiểu thủ công nghiệp phường (toàn bộ 15 phường tại quận 10 đều có NĐ tiểu thủ công nghiệp, kết nạp trên 1.400 đoàn viên), cho đây là một trong những mô hình khả thi vì dễ dàng tập hợp lao động nhiều ngành nghề trên địa bàn vào tổ chức; sau đó đủ điều kiện sẽ tách theo từng NĐ ngành nghề. Một thuận lợi hiếm có là LĐLĐ TPHCM có Quỹ trợ vốn CEP. Qua hoạt động của quỹ, vấn đề vào tổ chức khi biết được quyền lợi được hóa giải. Bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Giám đốc Quỹ CEP, cho rằng: Từ các sinh hoạt cụm nhóm tiết kiệm, đông đảo lao động PKC hiểu tổ chức CĐ, tự nguyện gia nhập NĐ. Trong 6 tháng đầu năm 2001, CEP đã trợ vốn cho lao động PKC tại TPHCM trên 38 tỉ đồng, trong đó có đoàn viên tại 30 NĐ được vay trên 4,5 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đó cũng là những kết quả khiêm tốn so với thực trạng lao động PKC. Ông Nguyễn Văn Tín, Chánh Văn phòng LĐLĐ TPHCM, kiến nghị cần có mô hình tổ chức CĐ cấp phường và Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ CĐ Việt Nam để tạo thêm thuận lợi cho việc phát huy ảnh hưởng của tổ chức CĐ trong khu vực này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo