xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lịch sử đã chọn Bác Tôn

Bài và ảnh: PHAN ANH

Vừa là người sáng lập Công hội vừa là người lãnh đạo và tổ chức đấu tranh, Bác Tôn thật sự là linh hồn của tổ chức cách mạng đầu tiên của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Chiều 19-8, tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng TP HCM, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, LĐLĐ TP, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học "Di tích lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại TP HCM - Dấu ấn phong trào công nhân (CN) Sài Gòn - Chợ Lớn những năm 1920".

img
Lãnh đạo TP HCM tham quan triển lãm về Bác Tôn tại Cung Văn hóa Lao động thành phố

Linh hồn của giai cấp công nhân

Đánh giá về vai trò của Bác Tôn, nhiều đại biểu khẳng định: Trong hầu hết các cuộc đấu tranh của giai cấp CN lúc bấy giờ, với vai trò cầm trịch, Bác Tôn là một điểm sáng lịch sử quan trọng. Ông Huỳnh Tâm Sáng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố, cho biết trước khi vào học Trường Bá Nghệ, Tôn Đức Thắng đã hòa cùng "đội quân áo xanh" đi làm thuê cho các ga-ra tư nhân để tích lũy kinh nghiệm. Trong thời gian này, Tôn Đức Thắng đã bước đầu gắn tư tưởng yêu nước với phong trào vận động CN đấu tranh đòi quyền lợi, phản đối các hình thức bóc lột, đánh đập công nhân. Đặc biệt, Tôn Đức Thắng chính là người cầm trịch cuộc bãi khóa ở Trường Bá Nghệ vào năm 1912 khi mới 24 tuổi.

"Sự kiện đến Pháp đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Tôn Đức Thắng khi ông chính là CN Việt Nam đầu tiên tham gia các hoạt động Công đoàn (CĐ) quốc tế. Một lần nữa, Tôn Đức Thắng thể hiện rõ tinh thần đoàn kết vô sản khi cùng các thủy thủ chiến hạm France tham gia đấu tranh bảo vệ Cách mạng Nga với sự kiện biển Đen" - TS Huỳnh Tâm Sáng khẳng định.

Sau sự kiện biển Đen, Tôn Đức Thắng bị buộc rời khỏi hải quân Pháp và trở về Sài Gòn làm CN. Ông đã bí mật thành lập ra tổ chức Công hội. Theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ TP HCM, sự ra đời của tổ chức Công hội có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào đấu tranh của giai cấp CN, là linh hồn của phong trào đấu tranh của CN những năm 1920-1925. Tiêu biểu là cuộc bãi công, lãn công của hơn 1.000 CN xưởng đóng tàu Ba Son vào tháng 8-1925 mà Bác Tôn là người trực tiếp lãnh đạo. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của CN nước ta có tổ chức, mang tính chính trị và đoàn kết quốc tế. Cuộc đấu tranh này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của giai cấp CN và lao động Việt Nam từ tự phát sang tự giác. Nó như "chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân" của giai cấp CN Việt Nam bước vào trận chiến quyết liệt để giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

Hiện thân phong trào công nhân

Đánh giá về sự kiện Ba Son, TS Phạm Hữu Mý, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TP HCM, nhận định: "Đây là sự kiện mở đầu phong trào đấu tranh của giai cấp CN có tổ chức và có lãnh đạo, chuyển dần từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Quan trọng hơn, sự kiện này thể hiện khả năng kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị của giai cấp CN Việt Nam. Từ chỗ thể hiện tình đoàn kết trong cùng một binh xưởng, cùng một ngành nghề, một thành phố, một giai cấp CN Việt Nam đến chỗ thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế. Chính Tôn Đức Thắng đã tạo nên sự khác biệt đó".

Theo PGS-TS Đàm Đức Vượng, nguyên phó viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh), cuộc đấu tranh của CN Ba Son đã được Đại hội VI Quốc tế Cộng sản đánh giá cao. Nó cũng chính là tiền đề cho nhiều cuộc đấu tranh của CN Sài Gòn - Chợ Lớn sau này. Có thể kể đến cuộc bãi công của CN, nhân viên Sở Bưu điện Sài Gòn; CN Nhà in Trung ương Ấn Quán ở Sài Gòn... "Trong cuộc đấu tranh của giai cấp CN Sài Gòn - Chợ Lớn những năm 1920, hình ảnh người thủy thủ, người thợ máy Tôn Đức Thắng nổi lên như một ngôi sao sáng. Đồng chí là hiện thân của phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn"- PGS-TS Đàm Đức Vượng nhấn mạnh.

Phải giữ cho được Ba Son

Theo các đại biểu, bằng mọi giá không được quy hoạch làm mất đi Nhà máy Ba Son bởi đây là cái nôi khởi nguồn của phong trào CN, thợ thuyền và người lao động Sài Gòn - Chợ Lớn. Nơi đây, giai cấp CN được hình thành sớm nhất, tập trung nhất trong cả nước và cũng là nơi có đội ngũ CN công nghiệp đầu tiên ở nước ta.

"Ba Son không những là cơ sở công nghiệp mà còn là một địa chỉ đỏ văn hóa, di tích lịch sử vẻ vang, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Do vậy, nó cần được bảo tồn và giữ gìn cho muôn đời sau" - ông Ngô Long Minh, nguyên tổng giám đốc Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son, đề nghị.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo