xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Lỗ hổng” của lao động trẻ

Trần Tuấn Anh

Khi một người nào đó không xác định được mình muốn gì, thích gì, có khả năng làm được việc gì thì rất khó để ai đó hoạch định tương lai cho họ

Ông T. V. T - phụ trách nhân sự một công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản tại KCX Tân Thuận, TP HCM  - kể rằng trong một lần ghé thăm công ty cách nay chưa lâu, chủ tịch tập đoàn đã nhận xét: So với 10, 15 năm trước, đội ngũ nhân lực hiện nay có nhiều điểm vượt trội như trẻ, khỏe, học hành bài bản và có nhiều phương tiện phục vụ công việc hơn. Thế nhưng, ông không thấy hài lòng vì đội ngũ ấy không tạo ra những bước đột phá cho công ty nếu không nói là “nhàm chán”. “Liên tục nhiều ngày sau đó, ban giám đốc và bộ phận nhân sự đã rà soát lại từng vị trí, nhận xét, đánh giá và nhận ra một số “lỗ hổng” trong hành trang vào đời của các bạn trẻ. Khi đối chiếu, so sánh với một số doanh nghiệp khác không cùng ngành nghề, chúng tôi cũng nhận ra những điểm tương tự” - ông T.V.T nói.

Nhiều lao động trẻ  hy vọng tìm được việc làm phù hợp tại Phòng Dịch vụ Việc làm Báo Người Lao Động Ảnh: MAI CHI
Nhiều lao động trẻ hy vọng tìm được việc làm phù hợp tại Phòng Dịch vụ Việc làm Báo Người Lao Động Ảnh: MAI CHI

Hời hợt, lớt phớt

Đây là nhược điểm của rất nhiều nhân viên trẻ. Khi được nhận vào doanh nghiệp, họ hỏi han qua loa về công việc của mình, sau đó cứ vậy mà làm, không cần biết hiệu quả thế nào. Họ rất ít khi dành thời gian để nhìn nhận, đánh giá bản thân, những tiến bộ hay tụt hậu trong công việc qua từng cột mốc thời gian. Họ không chịu khó học hỏi bạn bè, lãnh đạo để tiến bộ; cũng chẳng buồn để ý xem đồng nghiệp của mình hay, dở thế nào! Họ cũng không chú tâm vào công việc, cả những việc bình thường lẫn những việc quan trọng.

Ông T.V.T kể: Có lần do gặp sự cố kỹ thuật nhưng sắp đến giờ họp, ông nhờ một kỹ sư ở phòng kỹ thuật in giùm tài liệu quan trọng để phát cho đại biểu. Thế nhưng, cuộc họp bắt đầu từ lâu mà chẳng thấy tài liệu, ông gọi điện hỏi thì anh ta đáp tỉnh bơ: “Em quên”. “Anh kỹ sư ấy đã bị cho thôi việc khi hết hạn hợp đồng. Người nước ngoài, nhất là người Nhật, luôn đánh giá cao sự cẩn thận, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Một việc nhỏ nếu nhân viên không làm tốt thì họ sẽ không tin tưởng để tiếp tục sử dụng”.

Không xác định mục tiêu nghề nghiệp

Ông Lê Minh Quang, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Quốc Ánh (quận Tân Bình, TP HCM), kể sau thời gian thử việc, ông hay hỏi nhân viên: “Vì sao bạn chọn công việc này?”. Rất ít người trả lời được ngay. Đa số ấp úng, sau đó trả lời là do cuộc sống thúc bách; “lớn rồi, không lẽ cứ lông nhông ăn bám gia đình”. Khá hơn một chút thì có nhân viên nói rằng đây là công việc đúng chuyên môn đã được học. Rất ít nhân viên nói rằng họ chọn công việc và công ty vì muốn tìm cơ hội phát triển nghề nghiệp, tương lai...

Thậm chí, trong một đợt khảo sát, trả lời câu hỏi “điều bạn chờ đợi nhiều nhất khi làm việc ở công ty là gì?” thì tuyệt đại đa số nói rằng đó là còn bao nhiêu lâu nữa thì đến ngày phát lương! Chỉ có 23/250 người được hỏi chờ đợi kết quả kinh doanh của công ty tốt lên. Đối với câu hỏi: “Đã bao giờ bạn suy nghĩ, đề xuất những ý tưởng mới để công việc của bản thân và bộ phận tốt hơn hay chưa?” thì 84% trong số gần 250 nhân viên đánh dấu vào ô “chưa” với lý do “đó là việc của lãnh đạo”.

Háo thắng, tự mãn

Lòng trung thành của nhân viên là một trong những tiêu chí được doanh nghiệp đánh giá rất cao. Ông Phan Hồng Long, Giám đốc Công ty Tư vấn Nhân lực Trí Tâm, chia sẻ: Nếu nhìn vào hồ sơ của một ứng viên mà thấy chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã có sự thay đổi công việc liên tục thì nhà tuyển dụng sẽ hoài nghi và tự hỏi: Liệu người này sẽ hợp tác được với mình trong bao lâu? Tại sao anh ta lại từ bỏ những nơi đã làm việc trước đây? Có lẽ không nên lựa chọn hồ sơ này...

Trong thực tế có nhiều ứng viên học hành bài bản, tốt nghiệp loại khá giỏi, từng đi làm việc ngay khi còn đi học, có kinh nghiệm, có nhiều kỹ năng mềm... thế nhưng được một thời gian đầu, sau đó không thể phát triển xa hơn. Ông Long nhìn nhận: “Không ít bạn trẻ hiện nay rất háo thắng, tự mãn, luôn cho rằng mình là người mà doanh nghiệp cần chứ không phải mình cần doanh nghiệp... Đó chính là một trong những “lỗ hổng” nhân cách của người lao động. Người nào càng có nhiều “lỗ hổng” thì cơ hội phát triển nghề nghiệp càng kém. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực khập khiễng: thiếu người biết việc, giỏi việc nhưng lại thừa những người làng nhàng, có cũng như không!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo