Theo đó, hoạt động tuyên truyền phải làm cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn (CĐ), CNVC-LĐ nhận thức rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện chính trị này; sáng suốt bầu ra những người có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân nói chung, cho người lao động và tổ chức CĐ Việt Nam nói riêng trong Quốc hội và HĐND các cấp. Ngoài việc làm rõ những điểm mới của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử. Hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào CNVC-LĐ, khu vực ngoài kinh tế nhà nước, nhất là công nhân trong các KCX-KCN, khu nhà trọ.
Đối với các địa phương có cán bộ CĐ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND, nội dung tuyên truyền cần nhấn mạnh vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức CĐ Việt Nam; khẳng định những thành tựu nổi bật của tổ chức CĐ Việt Nam trong 87 năm qua, nhất là vai trò của tổ chức CĐ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Bình luận (0)