xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mất uy tín là mất tất cả

Bài và ảnh: KHÁNH LÊ

Hành xử thiếu trách nhiệm với người lao động sẽ khiến người sử dụng trả giá

Cách đây không lâu, chúng tôi tình cờ gặp lại một “người quen”. Đó là ông N.V.T, nguyên Giám đốc Công ty TNHH S.K (huyện Hóc Môn, TP HCM). “Tôi thấy anh rất quen, hình như chúng ta đã gặp nhau ở đâu đó rồi”. Khi chúng tôi nhắc lại vụ tranh chấp tại Công ty S.K, ông T. mới nhớ ra và xua tay: “Nghĩ lại, tôi thiệt có lỗi với anh em công nhân (CN)”.

Hậu quả khó lường

Năm 2005, cùng với bà T.N.B.N, ông T. đã bỏ vốn thành lập Công ty TNHH S.K với số lao động khoảng 250 người. Ông T. làm giám đốc, còn bà T.N.B.N làm phó giám đốc. Hai năm đầu, do đơn hàng dồi dào nên công ty luôn bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho CN, trở thành một hình mẫu trong quan hệ lao động trên địa bàn.

Đầu năm 2007, khi quan hệ giữa ông T. và bà T.N.B.N bắt đầu rạn nứt thì quan hệ lao động tại công ty cũng rơi vào bất ổn. Không chỉ bất đồng trong kinh doanh, hai phía cũng không tìm được tiếng nói chung về chính sách lương, thưởng, đãi ngộ CN. Điều này đã khiến tập thể CN hoang mang. Nhận thấy tình hình bất ổn, các đối tác của Công ty TNHH S.K lần lượt bỏ đi khiến CN lâm vào cảnh thiếu việc làm. Không chỉ nợ lương chờ việc, công ty cũng không trích nộp BHXH, BHYT cho CN. Cùng lúc này, bà T.N.B.N đã ôm con dấu bỏ trốn khiến tình hình công ty thêm rối ren.

Khi được chăm lo, người lao động sẽ tận lực cống hiến
Khi được chăm lo, người lao động sẽ tận lực cống hiến

Trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, thay vì đứng ra nhận trách nhiệm và giải quyết quyền lợi cho CN, ông T. lại tìm cách né tránh. Hành vi “đem con bỏ chợ” của ông T. và vị phó giám đốc đã đẩy sự tức giận của tập thể CN lên cao. Nhiều CN đã có hành vi đập phá nhà xưởng và xiết máy móc để đòi nợ khiến tình hình an ninh trật tự thêm phức tạp. Đến khi cơ quan chức năng mời đến làm việc, cả ông T. và bà T.N.B.N mới tạm gạt qua mâu thuẫn và đồng ý bán máy móc để thanh toán lương và các khoản nợ cho CN.

Không lâu sau tranh chấp, ông T. mở một công ty mới nhưng việc tuyển dụng CN rất khó khăn do “tiếng dữ đồn xa”. Cuối cùng, ông phải chọn cách đi đến địa phương khác làm ăn thì mới yên ổn. “Mất chữ tín là mất tất cả” - ông T. đúc kết.

“Đánh bài chuồn” không xong

Thực tế chuyện doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ rồi phá sản không hiếm song vấn đề đặt ra ở đây là cách hành xử của người sử dụng lao động đối với người lao động (NLĐ). Theo ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP HCM, hành vi phủi bỏ trách nhiệm, đẩy NLĐ vào khốn cùng rất khó chấp nhận và chắc chắn DN sẽ có cái kết xấu.

Nhận định của ông Hổ là có cơ sở khi chúng tôi liên hệ thực tế tại một số DN đã từng xảy ra hiện tượng làm ăn thua lỗ và hành xử thiếu trách nhiệm với CN, điển hình là vụ tranh chấp lao động xảy ra tại một công ty giày da đóng tại quận Thủ Đức, TP HCM cách đây không lâu. Lúc ăn nên làm ra, công ty có 2 xí nghiệp (XN) với gần 4.000 CN, lương, thưởng hằng tháng đều được ban giám đốc chi trả sòng phẳng. Khi gặp khó khăn trong đàm phán đơn hàng, công ty quyết định giải thể 1 XN ở quận Thủ Đức. Thông báo đóng cửa XN, ông H.M.H, giám đốc công ty, cam kết giải quyết đầy đủ quyền lợi (trợ cấp thôi việc, BHXH) cho toàn bộ CN. Thế nhưng, số đông CN bị ăn quả lừa bởi ông H. đã âm thầm sang nhượng toàn bộ máy móc, “xù” hơn 1 tỉ đồng tiền lương, trợ cấp của họ.

Sau vụ việc nói trên, khi đóng cửa XN còn lại ở huyện Hóc Môn, ông H.M.H có ý định bổn cũ soạn lại nhằm xù quyền lợi hàng trăm CN. Thế nhưng, do giám đốc đã có “tì vết” nên CN rất cảnh giác. Kết quả là ông H.M.H phải bán nhà xưởng, máy móc để thanh toán quyền lợi cho CN.

Tương tự, tại một DN có vốn đầu tư nước ngoài ở quận Bình Tân, TP HCM, gần 100 CN cũng suýt bị mất trắng quyền lợi khi ông chủ làm ăn lỗ lã và có ý định bỏ trốn. Uất ức vì thái độ vô trách nhiệm của ông T., giám đốc công ty, gần 100 CN tìm đến tận nhà riêng của ông này để xiết tài sản nhằm trừ vào các khoản nợ lương, trợ cấp. Sợ mang tiếng xấu, ông T. phải bán đi căn nhà để giải quyết tiền lương cho CN.

Phải hành xử có trách nhiệm

Theo ông Cao Đình Kiên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiên Đình (quận 6, TP HCM), xu thế hội nhập đòi hỏi DN không chỉ có sản phẩm chất lượng mà còn phải có chữ tín. Ngoài uy tín với đối tác, người sử dụng lao động phải giữ chữ tín với NLĐ - những người đóng góp vào sự phát triển của DN. “Thượng tôn pháp luật và hành xử trách nhiệm với CN ngay cả lúc khó khăn nhất mới là xu thế hợp thời” - ông Kiên bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo