Tuy nhiên, về nguyên nhân dẫn đến đình công, theo tôi, nên bổ sung thêm nguyên nhân một số chủ DN chưa hiểu và nắm chắc về pháp luật lao động, chưa nhạy bén trong cách giải quyết TCLĐ, chưa dự đoán hết tình hình của DN và đơn vị mình nên khi có vấn đề xảy ra thì lúng túng, không hòa giải được.
Về biện pháp hạn chế TCLĐ và đình công trái luật, từ thực tế tham gia giải quyết tại cơ sở, tôi xin đề xuất một số nội dung:
1) Đề nghị Sở LĐ-TB-XH cấp tỉnh, thành phố nên thống nhất việc phân cấp quản lý về lao động cho phòng LĐ-TB-XH các quận, huyện đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định như hiện nay rất khó cho quận, huyện trong việc theo dõi, kiểm tra các DN ở loại hình này.
2) Trước khi cấp phép cho các DN, cơ quan chức năng yêu cầu chủ DN cam kết thực hiện các điều của Bộ Luật Lao động và phải tạo điều kiện cho NLĐ được học tập Bộ Luật Lao động.
3) Duy trì hàng năm đoàn kiểm tra liên ngành về Bộ Luật Lao động và Luật Công đoàn từ cấp tỉnh, thành phố đến quận, huyện. Kiên quyết xử lý (kể cả rút giấy phép kinh doanh) nếu DN vi phạm nhiều lần hoặc nghiêm trọng.
4) Công tác kiểm tra sau cấp phép phải được tiến hành thường xuyên. Qua đó đánh giá tình hình sản xuất- kinh doanh của các DN để có nhắc nhở và giúp đỡ kịp thời.
5) Đề nghị UBND quận, huyện thành lập tổ giải quyết TCLĐ tập thể, đình công, lãn công do Phòng LĐ-TB-XH chủ trì, kịp thời và nhanh chóng có mặt khi có tình hình xảy ra.
6) Duy trì, đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Công đoàn ngoài quốc doanh quận, huyện (như TPHCM đã làm) nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của NLĐ và tổ chức Công đoàn.
7) Sau khi đình công, lãn công được giải quyết thì vấn đề hậu kiểm tra sau đình công là vô cùng quan trọng nhằm giám sát những cam kết của chủ DN với NLĐ. Qua đó tạo niềm tin của NLĐ với các ngành chức năng và Công đoàn.
8) Đề nghị Nhà nước nên nghiên cứu và sửa đổi quy trình đình công vì quy định hiện nay là không thực tế và sẽ dẫn đến đình công trái luật.
Bình luận (0)