xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghề của rủi ro

Bài và ảnh: KIM NGÂN

Bất chấp rủi ro nghề nghiệp, đội ngũ y, bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần TP HCM vẫn hết lòng chăm sóc bệnh nhân

Ai từng đến Khoa Nội trú của Bệnh viện Tâm thần TP HCM (776 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5,

TP HCM) lần đầu sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi không khí  ồn ào nơi đây.  Có bệnh nhân nằm im nhìn người lạ với ánh mắt dò xét, có bệnh nhân đi đi, lại lại rồi bất thần la hét, kêu gào. Nơi bệnh nhân điều trị rất gần phòng làm việc của các y, bác sĩ và họ đã quá quen với cảnh tượng này.

Tận tụy, nhẫn nại

Lo ngại sự “tấn công” bất ngờ của bệnh nhân khi bị kích động, tôi chọn cách tháp tùng điều dưỡng Nguyễn Thị Kim Uyên. Với tác phong nhanh nhẹn và thuần thục, chị lần lượt đến từng giường phát thuốc và ân cần dặn dò bệnh nhân uống. “Bệnh nhân ở đây không ai nhận mình bị bệnh nên họ không chịu uống thuốc. Nếu mình lơ là, họ sẽ giấu ở đâu đó hoặc ngậm thuốc trong miệng sau đó tìm cách vứt đi. Chăm sóc người bệnh tâm thần phải chịu khó là vậy” - chị Uyên chia sẻ.

Điều dưỡng Nguyễn Văn Cư tận tình cho những bệnh nhân uống thuốc
Điều dưỡng Nguyễn Văn Cư tận tình cho những bệnh nhân uống thuốc

Điều dưỡng Uyên vừa dứt câu cũng là lúc tôi chứng kiến cảnh 2 bệnh nhân nổi điên, lao vào đấm đá nhau túi bụi. Nhanh như cắt, cùng với hộ lý Tống Minh Lâm, chị Uyên nhảy vào can ngăn. Mỗi người ôm một bệnh nhân, cứ thế vừa vỗ về, vừa “răn đe”, nhờ vậy chỉ sau vài phút tinh thần 2 bệnh nhân ổn định trở lại. Thấy tôi tỏ vẻ sợ hãi, chị Uyên cười: “Bệnh nhân lên cơn kích động là chuyện hằng ngày.  Bình thường, họ rất lành tính, bác sĩ bảo gì nghe nấy, như trẻ con, trái lại khi lên cơn thì bất chấp tất cả. Gặp tình huống này, chúng tôi phải xử lý nhanh, bình tĩnh”.

Ở khu dành cho bệnh nhân nam, tôi cũng bắt gặp hình ảnh tận tụy của hộ lý Bạch Hoàng Hiển, người gắn bó hơn 25 năm với nghề. Phát cơm, nhắc nhở các bệnh nhân ăn đúng bữa, dọn dẹp vệ sinh, giúp tắm gội cho những bệnh nhân không còn tỉnh táo… là công việc hằng ngày của ông. Khi tôi hỏi về “tai nạn nghề nghiệp”, ông Hiển cười, chỉ vào hàm răng còn lưa thưa vài cái, hậu quả của một lần bị bệnh nhân lên cơn kích động, dùng chân đạp thẳng vào mặt. Dù rất đau nhưng khi thấy bệnh nhân xin lỗi, ông lại thấy thương họ, coi đó là rủi ro trong nghề. “Nhiều bác sĩ, hộ lý và điều dưỡng còn bị bệnh nhân hành hung, đánh trẹo cả bả vai hoặc phun thuốc thẳng vào mặt. Nếu không có sự cảm thông với người bệnh, khó ai có thể trụ lại lâu dài với nghề” - ông Hiển nói.

Tìm sự đồng cảm

Tiếp xúc hằng ngày với các bệnh nhân, đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý… có những kỷ niệm vui, buồn lẫn lộn. Gắn bó 26 năm với nghề, bác sĩ Vũ Đình Vương, Trưởng Khoa Nội trú, tâm sự: “Bệnh nhân ở đây xuất thân từ nhiều thành phần, đa số họ còn người thân. Tuy nhiên có nhiều gia đình rất lâu mới lên thăm một vài lần nên nhiều bệnh nhân thiếu thốn tình cảm. Vì vậy, phải thật gần gũi, hiểu được tâm lý của bệnh nhân thì mới có cách chăm sóc phù hợp”.

Bệnh nhân lần đầu nhập viện, chưa quen nếp sinh hoạt, các bác sĩ, điều dưỡng phải hướng dẫn từng chút một. Với những bệnh nhân có diễn biến tâm lý phức tạp, việc điều trị đòi hỏi sự kỳ công lẫn sự kiên trì ở người thầy thuốc. Chẳng hạn, với những bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng, bác sĩ buộc phải đặt mình vào vị trí của họ nhằm tìm sự đồng cảm để có cách chăm sóc phù hợp. Với bác sĩ Nhữ Văn Minh, hạnh phúc trong nghề là được thấy bệnh nhân hồi phục và hòa nhập cộng đồng. “Khi chia tay, họ cám ơn, thậm chí ôm hôn và xin lỗi, cảm xúc thật khó tả. Điều đó đã tiếp thêm động lực cho chúng tôi” - bác sĩ Minh chia sẻ. Sự hy sinh thầm lặng của người thầy thuốc ở Bệnh viện Tâm thần TP HCM khiến bệnh nhân coi đây là mái nhà thứ hai.

Gắn bó với bệnh viện được 8 năm, điều dưỡng trẻ Lâm Nguyễn Phụng Tiên cũng có nhiều trải nghiệm nghề nghiệp thú vị. Những ngày đầu, chị không khỏi bỡ ngỡ khi tiếp cận bệnh nhân bởi thực tế vượt xa sự hình dung của chị. Có lần bị bệnh nhân nam “ôm” lén khi đang làm việc, chị sợ hãi và bật khóc. Sau những “tai nạn nghề nghiệp” ấy, Tiên thấy mình trưởng thành hơn, yêu nghề hơn, hiểu và cảm thông với bệnh nhân hơn.

“Sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với bệnh nhân của đội ngũ thầy thuốc bệnh viện đã giúp bệnh nhân sớm hồi phục và hòa nhập cộng đồng” .

(Chị Thái Thị Thu Thảo, thân nhân bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, nhận xét)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo