icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người cán bộ công đoàn của chúng tôi

Nhóm PV Chính trị - Công đoàn và Tòa soạn Điện tử thực hiện

Ngay từ 7 giờ 30, hội trường Cung Văn hóa TPHCM đã đông đủ với hơn 200 gương mặt cán bộ công đoàn (CĐ), đại diện các CĐ cơ sở vững mạnh trong xây dựng CĐ và phong trào CNVC-LĐ. Phát biểu khai mạc, bà Cù Thị Hậu - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam; ông Nguyễn Huy Cận - Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM; ông Dương Quan Hà - ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy đã chào mừng 165 cán bộ CĐ tiêu biểu; những người luôn sâu sát cơ sở, là sợi dây nối liền giữa người lao động với Đảng, góp phần tích cực trong việc xây dựng CĐ, phát triển đoàn viên

imgBuổi giao lưu bắt đầu với Chủ tịch CĐ Công ty Cổ phần Dệt lưới Sài Gòn Võ Thị Hùng và Đỗ Công Minh, Chủ tịch CĐ cơ sở Trường THCS Quang Trung, quận Tân Bình. Cả hai đều có 20 năm làm chủ tịch CĐ. Câu hỏi đặt ra cho chị Võ Thị Hùng là sự khác biệt giữa người công nhân ở ba giai đoạn trước 1975 sau 1975 và khi doanh nghiệp cổ phần hóa. Chị Hùng cho biết trước giải phóng công nhân chỉ biết làm cật lực để kiếm tiền còn người chủ chỉ muốn làm sao thu được thật nhiều lợi nhuận. Sau 1975 người công nhân được giáo dục để hiểu biết, tiếng nói của công nhân được đến với người sử dụng lao động thông qua tổ chức CĐ. CĐ đã làm cho người sử dụng lao động thấy được công sức của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Khi chuyển sang công ty cổ phần, chủ sở hữu là cổ đông, mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, nên quỹ thời gian dành cho hoạt động CĐ ít đi, hầu hết các hoạt động đều tổ chức ngoài giờ. Nếu CĐ không "chuyển" thì sẽ rất khó hoạt động. Ngay khi chị Hùng trả lời, bạn đọc Báo Người Lao Động điện tử đã gởi đến nhiều câu hỏi dành cho chị. Bạn đọc Nguyễn Trần, cư xá Đô Thành (quận 3) hỏi: "Điều chị lo sợ nhất là tình trạng người lao động "bán lúa non" sau cổ phần hóa đã xảy ra. Chị nhìn nhận thế nào về vấn đề này? Liệu có biện pháp gì có thể ngăn chặn được không?". Chị Hùng cho biết đây là một thực tế. Tại công ty trước khi cổ phần hóa CĐ và giám đốc đã thực hiện gửi tiết kiệm để dành dụm cho công nhân có tiền mua cổ phiếu. Nhờ đó khi cổ phần hóa mỗi công nhân đã có ít nhất 10 triệu đồng để mua cổ phần theo giá ưu đãi. Tuy nhiên sau đó do hầu hết công nhân đều nghèo, nhận thức còn hạn chế nên khi cổ phiếu có giá, thấy có lãi công nhân đã bán đi. Tôi chỉ ước ao giá như Nhà nước cho phép việc chuyển nhượng cổ phiếu ngay sau khi cổ phần hóa thì CĐ có thể vay mượn để mua lại số cổ phiếu đã bị "bán lúa non", nhằm giữ được cổ phần cho công nhân. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn ngay tại thời điểm cổ phần hóa Nhà nước thanh toán trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc trước đó để công nhân có thêm tiền mua cổ phần. Tôi nghĩ nếu có nhiều cổ phần, khi công ty làm ăn hiệu quả, công nhân sẽ không bán cổ phiếu.

imgTrả lời câu hỏi với hơn 20 năm làm Chủ tịch CĐ phương châm của anh trong hoạt động CĐ là gì, anh Đỗ Công Minh cho rằng: Đó là, hòa đồng, biết lắng nghe và chân tình. Trong ngành giáo dục rất khó kiếm người làm CĐ vì trách nhiệm nặng nề trong khi quyền lợi chẳng có gì nhưng anh "bị bắt buộc" phải làm vì đoàn viên tín nhiệm, yêu cầu. Một bạn đọc của Báo Người Lao Động điện tử đặt câu hỏi với anh Minh: "Có một thực tế đáng buốn nhưng không thể phủ nhận là ngày nay, hình ảnh người thầy trong mắt xã hội không còn cao quý như xưa. Tình trạng "thầy không ra thầy, trò không ra trò, trường không ra trường, lớp không ra lớp" đã được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến rất nhiều. Vậy ở trường của thầy có tình trạng này không? Nếu có, CĐ làm vì để góp phần hạn chế, ngăn ngừa sự "xuống cấp" đó, anh Minh trả lời đó là một điều đáng buồn nhưng không phải phổ biến bởi thầy cô giáo cũng không thể nằm ngoài nền kinh tế thị trường. CĐ Việt Nam đã có cuộc vận động "kỷ cương - tình thương - trách nhiệm" để nâng cao trách nhiệm và hình tượng người thầy trong xã hội. Cuộc vận động này đã và đang phát huy tác dụng. Hiện nay tại trường chúng tôi có nhiều biện pháp để đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong đó có việc nhân điển hình tiên tiến, nêu chỉ tiêu đăng ký thi đua trong giáo viên. Nếu phát hiện giáo viên nào o ép học sinh, hoặc có những biểu hiện không đúng trách nhiệm của người thầy, sẽ bị trừ điểm thi đua…

imgChị Nguyễn Hồng Điệp, Phó Chủ tịch CĐ Công ty Cổ phần TM Bến Thành đã mang đến buổi giao lưu một không khí trẻ trung sôi nổi dù chị đã 15 năm hoạt động CĐ. Đối với chị hoạt động CĐ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Nhiều năm qua, chị vẫn luôn quan tâm sâu sát, chăm lo đời sống của CBCNV bằng nhiều việc làm thiết thực: Cùng với chính quyền chị đã tổ chức nhiều phong trào thi đua nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Tham gia thực hiện các chế độ chính sách người lao động trong quá trình thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Tập trung quan tâm đến CBCNV có hoàn cảnh khó khăn… Bên cạnh đó chị còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chủ trương chính sách, về pháp luật đến CBCNV bằng những loại hình phù hợp với điều kiện của công ty. Tổ chức nhiều hoạt động văn thể mỹ nhân các dịp lễ hội lớn của đất nước…

Anh Quách Tấn Long, một bạn đọc của Báo Người Lao Động điện tử ở Đồng Nai hỏi chị Điệp: "Vậy theo chị, điều quan trọng nhất đối với một cán bộ CĐ là gì? Giả sử, có một quyền lợi vô cùng chính đáng cảu tập thể lao động bị xâm phạm, chị kiến nghị nhưng lãnh đạo không nghe và còn ra điều kiện: Nếu chị im lặng thì sẽ được cất nhắt, ban cho nhiều đặc quyền đặc lợi; ngược lại, nếu chị vẫn tiếp tục đòi hỏi cho người lao động thì chị có thể bị trù dập, thậm chí có thể mất việc. Lúc đó, chị xử lý như thế nào? Chị có chọn một trong hai điều kiện của lãnh đạo đưa ra hay tìm một giải pháp thứ ba. Chẳng hạn, yêu cầu cấp trên can thiệp?". Chị Điệp khẳng khái: "Chính tôi đã từng đặt ra cho mình câu hỏi này và tôi đã tìm được câu trả lời: Đã làm cán bộ CĐ thì không có chuyện đặc quyền đặc lợi. Trước bức xúc của công nhân tôi sẽ kiên trì trình bày với lãnh đạo. Nếu hôm nay không được thì ngày mai; nếu nói trong cơ quan không được thì về nhà… cho đến khi đạt được yêu cầu. Tôi không sợ bị trù dập vì tôi biết CĐ cấp trên luôn quan tâm, bảo vệ cán bộ CĐ".

Phần giao lưu của anh Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch CĐ Công ty Pouyuen (quận Bình Tân) - đơn vị có đông đoàn viên nhất nước cũng không kém phần rôm rả. Công ty Pouyuen là đơn vị có 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất giày thể thao các loại thị trường tiêu thụ chính là các nước Âu - Mỹ. Công ty hiện có 37.000 đoàn viên/56.000 công nhân trong đó 90% là lao động nhập cư, trên 70% là lao động nữ. Khi được hỏi: "Là chủ tịch CĐ một đơn vị có gần 30.000 nữ đoàn viên, anh có thấy "ngợp" khi làm thủ lĩnh của một "đội quân tóc dài" hùng hậu như vậy không? Giả sử chị em gây gổ, xích mích với nhau, yêu cầu anh phân xử, anh sẽ xử lý thế nào?", anh Nghiệp cười: "Thú thật, có những lúc thấy "lạnh" chứ không phải "ngợp" vì lúc nào chị em cũng vây quanh với hàng trăm yêu cầu kiến nghị "trên trời dưới đất". Nhưng tôi quan niệm đoàn viên có tin cậy thì mới tìm đến với mình cho nên bất cứ chuyện lớn nhỏ gì cũng phải giải quyết đến nơi đến chốn. Nếu công nhân sai mình sẽ giáo dục công nhân; nếu công nhân đúng thì bằng mọi cách quyền lợi của họ phải được bảo vệ.

imgChị Lưu Thị Bích Vân, Chủ tịch CĐ Công ty Liên doanh Hữu Nghị- Kiuchi lại mang đến cho buổi giao lưu một sắc thái mới của họat động CĐ: Đó là CĐ trong Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Chị Vân cho biết, lúc mới thành lập (1995) hoạt động CĐ gặp rất nhiều khó khăn vì đối tác nước ngoài không hiểu CĐ, xem CĐ “Có cũng như không” hoặc có CĐ thêm phiền phức. Do vậy, cán bộ CĐ cũng không muốn họat động. Trong cương vị chủ tịch CĐ, chị Vân đã “hóa giải” được vướng mắc này bằng cách, trước tiên không đòi hỏi giám đốc phải thực hiện điều này, điều kia mà là giáo dục công nhân chấp hành nội quy kỷ luật lao động, tiết kiệm, thi đua tăng năng suất lao động... Những việc làm này đã giúp giám đốc doanh nghiệp nhận ra, “có CĐ thật ra rất có lợi”. Từ đó giám đốc công ty đã quan tâm hơn đến họat động CĐ, tạo điều kiện cho CĐ hoạt động. Tại buổi giao lưu, có đại biểu đã đặt câu hỏi với chị: “Hầu hết CN đều xuất thân từ nông thôn, hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề, nhận thức, nhất là tác phong công nghiệp. Theo chị, ngoài việc bảo vệ quyền lợi CN, CĐ cần phải làm gì để nâng cao nhận thức của họ về nghĩa vụ đối với doanh nghiệp?”, chị Vân bộc bạch: Đây đúng là vấn đề làm đau đầu cả doanh nghiệp lẫn CĐ. Tuy đã vào nhà máy nhưng CN vẫn giữ nguyên tác phong sinh họat ở nông thôn. Làm việc đôi, ba tháng lại xin phép về quê giỗ quảy, cưới hỏi; thậm chí nhớ nhà quá cũng đòi về... Hiểu rõ điều này, nên ngay từ đầu, trước khi ký hợp đồng lao động, CĐ đã giải thích rất kỹ các quy định của pháp luật để CN biết được quyền và nghĩa vụ của mình. Sau đó, trong quá trình làm việc lại tiếp tục tuyên truyền, giáo dục hoặc mời các chuyên gia pháp luật về giảng giải cho CN hiểu để chấp hành. Nhờ vậy, giám đốc doanh nghiệp rất tin cậy, giao luôn cho CĐ việc giáo dục CN.

Là người cuối cùng tham gia giao lưu, nhưng anh Phạm Ngọc Đoàn, Chủ tịch LĐLĐ quận Gò Vấp đã làm cho không khí “nóng lên” như chính quan hệ lao động tại địa bàn mà anh đang phụ trách. Anh cho rằng, so với nhiều cán bộ CĐ có mặt ở đây, anh vẫn còn “non” về tuổi nghề, về kinh nghiệm. Tuy nhiên, chính CNVC-LĐ và cán bộ CĐ ở đơn vị đã bỏ phiếu tín nhiệm, bầu anh là “người cán bộ CĐ của chúng tôi”. Đó là vì gần 10 namư làm cán bộ CĐ là chừng ấy thời gian anh “đứng mũi chịu sào” ở một trong những địa bàn thường xảy ra tranh chấp, đình công nhất. Có người hỏi anh: “Nhiều địa phương, khi xảy ra đình công, do sợ mất điểm thi đua nên thường giấu nhẹm, không báo cáo lên cấp trên, không thông tin cho báo chí.... Còn quận Gò Vấp thì ngược lại. Anh không sợ mất điểm thi đua vì trên địa bàn có nhiều tranh chấp, đình công sao?”, anh vui vẻ nói: Đình công và thi đua không phải là quan hệ nhân quả. Năm nào, Gò Vấp cũng xảy ra tranh chấp, đình công nhưng liên tục nhiều năm liền vẫn là đơn vị xuất sắc. Việc thông tin cho báo chí và cấp trên nắm rõ tình hình chính là tìm thêm sự hỗ trợ để giải quyết đình công, tranh chấp một cách hiệu quả hơn”.

imgBuổi giao lưu đã khép lại. Nhưng hình ảnh những người cán bộ CĐ tiêu biểu chắc chắn sẽ còn đọng lại trong suy nghĩ của nhiều người. Bởi cả những người ngồi dưới hàng ghế đại biểu lẫn những người có vinh dự được chọn giao lưu, đều có chung một tấm lòng nhiệt huyết vì người lao động, vì sự vững mạnh của tổ chức CĐ. Ông Dương Quan Hà, Ủy viên thường vụ Thành ủy TPHCM, Trưởng Ban dân vận Thành ủy khẳng định: Chúng ta có thể tự hào rằng, 30 năm TP vững bước đi lên đã ghi dấu những đóng góp to lớn của đội ngũ CNVC- LĐ, của tổ chức CĐ; đồng thời cũng là 30 năm phong trào CNVC- LĐ và hoạt động CĐ TP trưởng thành, thích ứng với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

BÀ CÙ THỊ HẬU, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM:
“Một đội ngũ mạnh về chất lượng, đông về số lượng”

Việc tổ chức bình chọn “Người cán bộ CĐ của chúng tôi” đã giúp cán bộ CĐ thấy rằng dù mình đã nỗ lực phấn đấu để nâng cao chất lượng hoạt động, nhưng dưới góc độ nhận xét của đoàn viên, cán bộ CĐ vẫn phải phấn đấu nhiều hơn nữa... Hiện nay, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời đòi hỏi cấn bộ CĐ phải vừa làm, vừa suy nghĩ, sáng tạo để có những biện pháp, hình thức họat động phù hợp với từng loại hình. Thay mặt Tổng LĐLĐ VN, tôi biểu dương những đóng góp của các cán bộ CĐ có mặt hôm nay và tin rằng đội ngũ cán bộ CĐ TP sẽ càng mạnh về chất lượng, đông về số lượng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức năng của tổ chức CĐ.

ÔNG NGUYỄN HUY CẬN, ỦY VIÊN ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM, CHỦ TỊCH LĐLĐ TPHCM: 
“Họ là những cán bộ CĐ vừa có tầm, vừa có tâm”

TPHCM là địa phương đầu tiên và duy nhất trong cả nước tổ chức xin ý kiến của đoàn viên nhận xét về cán bộ CĐ của mình. Những gương điển hình cán bộ CĐ tiêu biểu hôm nay mỗi người một vẻ, mỗi người một lĩnh vực khác nhau, nhưng lại có điểm chung cơ bản nhất của người cán bộ CĐ là nói đi đôi với làm. Ở họ, cho thấy, cán bộ CĐ không những phải có tầm mà còn phải có tâm; nghĩa là phải vừa có kiến thức, kỹ năng, vừa phải có tình cảm, nhiệt huyết, không vụ lợi cá nhân. Họ thực sự là cầu nối thông suốt giữa hai bờ: người lao động và người sử dụng lao động...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo