“Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, cả nước hiện có hơn 1 triệu người khiếm thị nhưng chỉ có khoảng 15% trong số này được học nghề để có việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân”. Ông Tạ Văn Doanh, Tổng Biên tập Báo Giáo dục TPHCM, bày tỏ trăn trở như vậy tại hội thảo về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người khiếm thị do Báo Giáo dục TPHCM phối hợp với các đơn vị tổ chức mới đây.
Hạn chế nghề học

Dạy vi tính cho học sinh khiếm thị ở Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu- TPHCM. Ảnh: Vĩnh Tùng
Cần nhiều đơn vị chung tay
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, cái khó nhất trong vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho người khiếm thị là chưa nhận được sự đồng thuận từ nhiều doanh nghiệp. Các cơ quan, doanh nghiệp không muốn sử dụng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng.
Bà Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, đề nghị bên cạnh việc đẩy mạnh phục hồi chức năng, có công cụ trợ giúp người khiếm thị đi lại, bản thân các đơn vị, trung tâm có chức năng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người khiếm thị cần tăng cường xã hội hóa công tác dạy nghề và tạo việc làm bằng hình thức liên kết với các trường cao đẳng, đại học, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, người khiếm thị phải nỗ lực học văn hóa, học nghề và trang bị các kỹ năng cần thiết để hòa nhập vào thị trường lao động, tìm cho mình một việc làm phù hợp.
Theo Sở LĐ-TB-XH TP, TPHCM có 1.947 người mù. Hiện sở đang phối hợp với Hội Người khuyết tật châu Á – Thái Bình Dương xúc tiến việc thành lập Trung tâm Sống độc lập cho người khuyết tật.
Bình luận (0)