xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhọc nhằn lao động nữ tha hương

HỒNG NHUNG

Do thiếu thông tin, lao động nữ làm việc ở nước ngoài phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình làm việc và sau khi về nước

Theo báo cáo tại một hội nghị về xuất khẩu lao động (XKLĐ) tổ chức ở TP HCM mới đây, số lượng lao động nữ đi nước ngoài làm việc có xu hướng gia tăng (chiếm trên 36% tổng số lao động đi XKLĐ). Bình quân mỗi năm có 27.000 lao động nữ đi XKLĐ. Số ngoại tệ lao động Việt Nam ở nước ngoài nói chung và phụ nữ nói riêng mỗi năm gửi về khoảng 2 tỉ USD. Tuy nhiên ở nước ngoài, phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn so với nam giới do vẫn chưa được bảo vệ một cách tốt nhất.

Bị xâm hại, lừa gạt

Thực tế cho thấy khi đi XKLĐ, lao động nữ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hay bị ngược đãi, lạm dụng hoặc phải sống trong điều kiện lao động tồi tàn, bị cắt xén lương tùy tiện. Chị N.N.M (quê Nghệ An), công nhân may ở Malaysia, cho biết chủ cơ sở nơi chị làm việc luôn tìm cách để phạt và trừ lương công nhân. “Có tuần, ngày nào tôi cũng bị trừ 50.000 đồng mà không dám phản ứng” - chị ấm ức. Nhiều lao động giúp việc gia đình cũng không tránh khỏi tình trạng bị ông chủ gạ gẫm, xâm hại. “Có đêm, ông chủ tìm cách sờ soạng khiến tôi không dám chợp mắt” - chị K. (quê Thái Bình), giúp việc nhà ở nước ngoài, kể lại.
 
img
Lao động nữ Việt Nam tại một nhà máy ở Malaysia Ảnh: DUY QUỐC

Ngoài ra, lao động nữ thường có ít thông tin về nước mà họ sẽ đến làm việc, không nắm được các điều kiện lao động, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người môi giới hoặc các công ty tuyển dụng. Thạc sĩ Dương Hiền Hạnh, Trường Đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), cho biết nhiều lao động nữ phải trả phí rất cao để ra nước ngoài làm việc. Họ thường không biết rõ các quy định của pháp luật, cam kết của bên môi giới và công ty tuyển dụng. “Tại một số địa phương, lao động nữ phải trả 60 triệu đồng khi đi lao động tại Hàn Quốc, trong khi đó mức phí quy định chỉ có 14 triệu đồng. Nhiều lao động nữ đã trở thành “con nợ” do phải gánh phí môi giới quá cao” - bà Hạnh dẫn chứng.

Khi về nước, lao động nữ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tự tìm việc làm. Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, cho biết kết quả khảo sát người lao động đi XKLĐ trở về ở TP HCM và các tỉnh lân cận cho thấy chỉ 20% nữ lao động có việc làm; số còn lại có việc bấp bênh hoặc thất nghiệp. Thời gian sống xa gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt trong hôn nhân. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ gần 50% các hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng khi phụ nữ đi XKLĐ, quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, 84% người chồng thừa nhận họ gặp khó khăn khi chăm sóc con.

Cần nhiều chính sách hỗ trợ

Nhiều chuyên gia cho rằng đa số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc đều cần cù, tiếp thu nhanh và không ngại khó. Tuy nhiên, số người có chuyên môn, kỹ thuật chỉ chiếm 1/3. Hầu hết nữ lao động học dang dở cấp THCS, thậm chí mới tốt nghiệp tiểu học. Vì thế, lao động nữ Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là lao động thủ công, tay nghề chưa cao. Nhà nước vẫn chưa có những chính sách tốt để bảo vệ lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ ra nước ngoài làm việc. Rất nhiều lao động nữ làm việc ở nước ngoài không biết tìm đến cơ quan chức năng khi gặp sự cố.

Ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, nhìn nhận những bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ người lao động làm việc ở nước ngoài bắt nguồn từ việc cơ quan quản lý chưa xử lý nghiêm những sai phạm của doanh nghiệp XKLĐ. Từ đó dẫn đến tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trục lợi, lừa người lao động.

Theo TS Nguyễn Hữu Minh, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, hệ thống pháp lý của các nước sở tại thường không có các hỗ trợ pháp lý cho người lao động Việt Nam vì chưa có thỏa thuận về thủ tục hỗ trợ pháp lý giữa Chính phủ Việt Nam và các quốc gia này. “Nên lập đường dây nóng hoặc địa chỉ hỗ trợ pháp lý cho lao động nữ ở các nước sở tại, đồng thời phải xử phạt nghiêm các công ty XKLĐ phạm luật” - ông Minh đề nghị. PGS-TS Nguyễn Văn Tiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, góp ý nên thành lập các hội, nhóm, như hội gia đình có người đi XKLĐ để chia sẻ kinh nghiệm, chuẩn bị tâm lý cho những người chuẩn bị đi hoặc về và thân nhân của họ; cùng sinh hoạt, chia sẻ tâm tư, tình cảm khi vợ chồng sống xa nhau, cách quản lý giáo dục con cái…
 

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc trên 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, tập trung ở các thị trường lớn như: Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan. Năm năm trở lại đây, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 80.000 lao động ra nước ngoài làm việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo