xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những lớp dạy nghề đặc biệt

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Nhờ được học nghề trong trại giam, nhiều lao động có cuộc sống ổn định sau khi tái hòa nhập cộng đồng

Lớp dạy nghề mộc của phân trại 1, trại giam Z30A (Đồng Nai) luôn tấp nập; tiếng máy cưa, đục đẽo vang rền. Không khí học tập sôi nổi đã xua tan cảm giác về một thế giới khác biệt. Hơn 30 học viên luôn nhận được sự chỉ dạy tận tình của cán bộ quản lý và bạn đồng cảnh ngộ. Ông Nguyễn Văn Vượng, 47 tuổi, chia sẻ: “Hơn 11 năm trước, được cán bộ động viên, tôi vào học lớp dạy nghề mộc. Giờ đây, khi tay nghề vững, tôi dạy lại cho những anh em khác”.

“Bảo bối” hoàn lương

Ông Vượng đã ở trại giam Z30A 12/20 năm thụ án. Mong muốn hoàn lương, ông quyết tâm theo nghề mộc. Là thành viên thâm niên nhất, ông trở thành “sư phụ” của các học viên. Được lãnh đạo trại giam hướng nghiệp, các phạm nhân đều chăm chỉ học tập và sau 8 tháng, tất cả đều thạo nghề. “Học nghề trong trại đã giúp chúng tôi thấy được giá trị của sức lao động. Điều này sẽ giúp anh chị em dễ tìm việc khi trở về với gia đình” - ông Vượng nói.
img

Phạm nhân học nghề mộc trong trại giam Z30A

Với anh Huỳnh Quang Vinh (38 tuổi, thụ án 9 năm về tội buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy), những ngày ở trại giam Z30A không chỉ là khoảng thời gian tự nhìn lại mình mà còn là cánh cửa giúp anh bước vào trang mới của cuộc đời khi được học nghề. Theo anh Vinh, phạm nhân sẽ có nhiều cơ hội hoàn lương hơn khi có nghề.

Nhận chứng chỉ nghề may công nghiệp bậc 3/7, chị Lê Thị Thu Hồng (thụ án 11 năm 6 tháng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) không giấu được niềm vui. Chị phấn khởi: “Tôi đạt loại giỏi sau 3 tháng học nghề. Làm việc thường xuyên, được cập nhật mẫu mã, xu hướng thời trang, chúng tôi sẽ tự tin hơn khi tìm việc làm sau khi ra tù”. Hiện tại, ngoài may trang phục trong trại, chị và nhiều nữ phạm nhân khác còn gia công sản phẩm cho một số cơ sở may mặc.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Bằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục VIII - Bộ Công an, cho biết đối tượng trong độ tuổi lao động đang học tập và rèn luyện tại các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng chiếm 97,7%. Từ năm 2006 đến nay, các đơn vị đã phối hợp với các trường nghề tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho gần 5.000 phạm nhân, trại viên với nhiều ngành nghề như: may dân dụng, xây dựng, mộc, điện, cơ khí, sửa chữa xe máy, tin học văn phòng…

Lao động để hướng thiện

Ra trại từ năm 2012 sau khi thụ án tù về các tội liên quan đến ma túy và mại dâm, chị P.T.N.T (24 tuổi, ngụ quận 8, TP HCM) đã có cuộc sống tương đối ổn định. “Được học nghề uốn tóc trong quá trình cải tạo ở trại giam An Phước (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), hiện tôi không chỉ sống được với nghề mà còn có thể lo cho mẹ già. Quan trọng hơn, có nghề nghiệp ổn định, tôi đã từ bỏ hẳn con đường cũ” - chị T. không giấu niềm vui.

Cánh cửa việc làm cũng rộng mở với ông Trần Quang Năm (40 tuổi, nguyên phạm nhân trại giam Z30A) khi có nghề mộc vững vàng. Ba năm trước, mãn hạn tù, ông được một cơ sở sản xuất đồ gỗ ở quận 12, TP HCM nhận vào làm việc. Hiện ông là một trong những thợ giỏi của cơ sở. “Cuối tuần này, tôi nghỉ việc để về quê ở Nam Định mở xưởng mộc. Tôi muốn giúp những thanh niên ở quê có thêm việc làm. Hy vọng gia đình và quê hương sẽ đón nhận tôi” - ông thổ lộ.

Theo Tổng cục VIII, phấn đấu đến năm 2016, các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đều có trung tâm đào tạo, dạy nghề. 55% đối tượng thụ án, học tập tại những nơi này được đào tạo nghề và cấp chứng chỉ trên cơ sở liên kết giữa đơn vị với trường nghề. Đối tượng lao động trên cũng được tham gia các hoạt động sản xuất tại địa phương thông qua hình thức liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp kinh tế trong cả nước.

TP HCM có hơn 34.000 người trở về sau khi chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, việc làm cho đối tượng lao động nói trên vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện TP vẫn chưa có sàn giao dịch, các chương trình việc làm dành riêng hoặc chuyên đề khảo sát nhu cầu việc làm cho nhóm đối tượng này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo