Xung quanh cuốn sổ này, có nhiều vấn đề người lao động thường gặp "vướng".
Tra cứu số sổ BHXH
Hiện để tra cứu số sổ BHXH, người dùng có thể truy cập vào đường link:https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Người lao động nhập đầy đủ, chính xác thông tin rồi nhấn tra cứu. Hệ thống sẽ trả về kết quả mã số BHXH của người tham gia cùng các thông tin liên quan như họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ, địa chỉ…
Đổi sang Căn cước công dân không phải đổi sổ BHXH
Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH
Theo quy định tại khoản 2, Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động có thể được cấp lại sổ khi bị mất hay hỏng.
Theo khoản 2, Điều 97 Luật BHXH 2014 và khoản 1, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, để được cấp lại sổ trong trường hợp bị mất, người lao động chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH của người lao động.
Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc và trong thời gian không quá 10 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được nhận sổ BHXH mới.
Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày.
Đổi sang Căn cước công dân không đổi sổ BHXH
Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH như sau: Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng; Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.
Như vậy, Quyết định 595 không ghi nhận trường hợp cấp lại sổ BHXH khi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân. Vì vậy, khi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân, người lao động không cần đổi sổ BHXH.
Phải thực hiện thủ tục chốt sổ khi thay đổi chỗ làm
Theo quy định hiện nay, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cùng những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, công ty cũ "chây ì" không chốt sổ BHXH cho người lao động hoặc do đang nợ tiền BHXH nên không thể thực hiện thủ tục chốt sổ.
Trường hợp này, người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.
Ngoài ra, nếu đi làm ở công ty mới, người lao động có thể thông báo số sổ BHXH (mã số ghi trên sổ BHXH) để tiếp tục tham gia BHXH tại công ty mới mà không cần chốt sổ ở đơn vị cũ.
Người sử dụng lao động chốt sổ BHXH cho người lao động
Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ: Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Do đó, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình.
Bình luận (0)