xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi khổ lao động tại khu công nghiệp và khu chế xuất

Theo Hà Lê(Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng chứng tỏ ưu thế và vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và ổn định đời sống xã hội.

Tuy nhiên, khi lợi ích kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp, khu chế xuất là không nhỏ, lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng thì đời sống, chỗ ăn ở của người lao động tại đây phần lớn là thiếu thốn và “mù văn hoá tinh thần”.

Hiện cả nước có 70% số tỉnh, thành đã thành lập hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất với hơn một triệu công nhân đang làm việc. Năm tỉnh thành phố có tốc độ phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất là: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh. Bên cạnh những doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống ăn, ở cho người lao động, vẫn còn nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất chưa quan tâm hoặc chăm lo chưa đầy đủ đến vấn đề nhà ở cho công nhân, trong khi mức thu nhập của công nhân chưa cao, chưa đủ điều kiện mua nhà.

Mới chỉ đáp ứng được 4%-15% nhà ở cho lao động

Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đông lao động phổ thông, tay nghề, trình độ thấp, mức thu nhập thấp, phải chi phí tiền thuê nhà, điện, nước nên anh chị em công nhân càng khó khăn trong đời sống hàng ngày, chưa kể phải dành tiền đề phòng ốm đau, gửi về giúp đỡ gia đình.

Các số liệu công bố gần đây của Tp.HCM cho thấy, 70% lao động ở các khu công nghiệp thành phố là ngoại tỉnh. Chính vì thế nhu cầu nhà ở cho những lao động này là rất lớn. Còn theo kết quả điều tra xã hội học của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM, đa số lao động là những người trẻ nhập cư, nên gặp nhiều khó khăn trong ổn định cuộc sống, nhất là về nhà ở. Phần lớn họ phải thuê nhà dân vì không mấy doanh nghiệp có ký túc xá.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, 65,8% công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Tp.HCM có nhu cầu nhà ở, song các doanh nghiệp chỉ mới đáp ứng được 4 - 15%. Còn ở Bình Dương cũng mới đảm bảo nhà cho 15% số lao động (đáp ứng cho khoảng 11.000 lao động), tỉnh Đồng Nai đảm bảo được 6,5% lao động (đáp ứng được gần 9.000 lao động).

Tuy nhiên, do thuê nhà chật chội, công nhân làm việc vất vả đã khiến cho họ không còn thời gian tiếp xúc với văn hóa. Theo khảo sát, 89,3% công nhân ở các khu công nghiệp cho rằng, nếu có các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao thì cũng chỉ diễn ra tại địa bàn cư trú và không phải ai cũng có điều kiện tham gia. Còn tại nơi cư trú, số lượng thiết chế văn hóa, thể dục - thể thao lại quá ít ỏi và nghèo nàn.

Do thu nhập thấp, lại chịu áp lực về thời gian làm việc, nên ít người lao động có điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí. Chính điều này đã khiến hầu hết lao động ở các khu công nghiệp và khu chế xuất “mù văn hoá tinh thần”.

Chị Nguyễn Kim Thanh, quê Vĩnh Phúc, là công nhân của Công ty Denso (khu công nghiệp Thăng Long) tâm sự: “Hiện ở trọ cùng với bạn nữ trong căn phòng 6m2 và rất thiệt thòi khi phải sống trong môi trường 3 không: không ti vi, không đài báo, không có cơ hội giao lưu với bên ngoài”. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đã khiến khá nhiều lao động ngoại tỉnh trở về nơi cư trú hoặc về các tỉnh gần nhà làm việc để đổi lấy một điều kiện ăn ở tốt hơn.

Chỗ ở ổn định chỉ đếm trên đầu ngón tay

Thời gian gần đầy, nhằm thu hút lao động, một số khu công nghiệp, và khu chế xuất đã đầu tư xây dựng nhà cho công nhân. Khu lưu trú dành cho công nhân thu nhập thấp ở phường Linh Trung, Thủ Đức được xem là một trong những nơi lý tưởng đối với tất cả lao động ngoại tỉnh làm việc tại Tp.HCM.

Ngoài dãy phòng ở thoáng đãng, sạch sẽ, khu lưu trú còn có một sân chơi mát mẻ và căng tin giải khát có dịch vụ chiếu phim miễn phí. Trên khu đất gần 9.000 m2 với 104 căn phòng đã giải quyết chỗ ở cho gần 800 công nhân. 8 người ở trong một phòng, diện tích 32m2/căn, có bếp, công trình vệ sinh khép kín. Tại tỉnh Bình Dương, Xí nghiệp may mặc xuất nhập khẩu 3 - 2 (xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương) cũng xây nhà lưu trú cho công nhân. Không gian sinh hoạt chung thoáng mát, rộng rãi, có người tạp dịch lo vệ sinh chung, phương tiện chữa cháy đầy đủ…

Những người có gia đình còn được sắp xếp ở phòng riêng. Cuối tuần, ban quản lý còn tổ chức vui chơi, hát karaoke miễn phí để công nhân xả hơi, tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, những chỗ ở như thế này chỉ như “muối bỏ bể” và đếm trên đầu ngón tay. Cho dù các doanh nghiệp đều khẳng định, nhà ở ổn định cho người lao động không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố kinh tế của doanh nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo