xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải hoàn thiện quy định về “cho thuê lại lao động”

Luật gia Lê Trúc Phương

Việc song song tồn tại hai người sử dụng lao động đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết dứt điểm trước khi luật được ban hành

Theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khóa XII, dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5-2010 và thông qua vào kỳ họp tháng 10-2010. Năm 2010 cũng đánh dấu 3 năm VN gia nhập WTO, mà một trong những cam kết khi gia nhập là điều chỉnh các thể chế pháp luật cho phù hợp với các thông lệ quốc tế. Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) qua nhiều lần lấy ý kiến, điều chỉnh, đã đưa vào một số nội dung mới; trong đó có quy định về “cho thuê lại lao động”.

img

Công nhân Công ty Pan Pacific (quận Bình Thạnh - TPHCM) - nơi cho thuê lao động, ngừng việc đòi quyền lợi. Ảnh: N.DƯƠNG

 

Hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn


Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 2001, tại các TP lớn đã xuất hiện dịch vụ “cho thuê lại lao động”. Các hoạt động này do chưa được pháp luật lao động quy định nên đã gây ra một số hệ quả không tốt và được xem là hoạt động “cai thầu lao động”. 


5 điều khoản về cho thuê lại lao động


Trong dự thảo, hoạt động “cho thuê lại lao động” được đề cập tại điều 5 (giải thích từ ngữ) và mục VI, chương III bao gồm các điều 64 (quyền cho thuê lại lao động), điều 65 (hợp đồng cho thuê lại lao động), điều 66 (bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ được cho thuê lại), điều 67 (quy định về điều kiện và danh mục công việc đối với hoạt động cho thuê lại lao động).

Tuy nhiên, trên thế giới việc cho thuê lại lao động là một dịch vụ tương đối phổ biến. Việc dự thảo đưa vào nội dung này thể hiện yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong lĩnh vực lao động đồng thời cũng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế.


Điều 64 của dự thảo thể hiện hoạt động “cho thuê lại lao động” không phải là quyền tự nhiên của người sử dụng lao động (NSDLĐ) mà là một loại hình hoạt động kinh doanh theo “giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động” và chỉ hạn chế trong một số công việc nhất định.

Việc hạn chế trong một số công việc là cần thiết trong giai đoạn đầu và ngay cả trên thế giới hiện nay, hoạt động cho thuê lại lao động cũng chỉ phổ biến trên một số công việc mang tính chất không thường xuyên hoặc mang tính đặc thù cao. Tuy nhiên, dự thảo cần thể hiện rõ “cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện” để phù hợp với các quy định của Luật DN.


Chưa thống nhất với các quy định khác


Mặt khác, theo điều 5 của dự thảo, cho thuê lại lao động là việc người lao động (NLĐ) được tuyển dụng, thiết lập quan hệ lao động với một NSDLĐ nhưng lại lao động dưới sự điều hành của NSDLĐ khác.

Như vậy, các quyền, nghĩa vụ của NSDLĐ bao gồm quyền tuyển chọn, bố trí, điều hành, khen thưởng và xử lý kỷ luật lao động, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (điều 7 dự thảo) đã được tách ra cho hai chủ thể khác nhau. Trong đó, người trực tiếp sử dụng lao động chỉ có quyền điều hành các quyền và nghĩa vụ khác do người trực tiếp tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với NLĐ chịu trách nhiệm.


Việc tách biệt này sẽ đặt ra một số vấn đề liên quan đến các nội dung của dự thảo. Chẳng hạn, tại điều 139 của dự thảo quy định việc xử lý kỷ luật lao động phải có sự tham gia của đại diện ban chấp hành CĐ cơ sở hoặc đại diện CĐ cấp trên cơ sở nơi chưa có CĐ. Như vậy, việc CĐ cơ sở nào sẽ tham gia xử lý vi phạm kỷ luật lao động không thể phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người cho thuê lao động và NSDLĐ trong hợp đồng thuê như dự thảo mà cần phải được quy định trong Bộ Luật Lao động.


Không chỉ vấn đề xử lý kỷ luật lao động, việc song song tồn tại đồng thời hai NSDLĐ cũng đặt ra một số vấn đề trong tranh chấp lao động tập thể. NLĐ làm việc theo hợp đồng cho thuê lại có quyền tham gia biểu quyết thỏa ước lao động tập thể, tham gia đình công hợp pháp tại DN mà họ đang làm việc hay không? Bởi suy cho cùng, họ vẫn là NLĐ làm việc tại DN.


Vì vậy, để chế định “cho thuê lại lao động” phát huy hiệu quả khi Bộ Luật Lao động (sửa đổi) được ban hành, vừa đáp ứng được nhu cầu về lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN VN vừa bảo đảm được các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, ban soạn thảo cần xem xét toàn diện, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, giải quyết được các vấn đề cơ bản của quan hệ lao động trong việc “cho thuê lại lao động”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo