xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết ăn thua đủ!

Bài và ảnh: Hương Huyền

Quan hệ lao động là quan hệ dân sự nhưng đôi khi bị hình sự hóa bởi cách các bên “đối đãi” với nhau khi phát sinh tranh chấp. Hậu quả là cả hai bên đều chịu thiệt

“Tôi là võ sư, chỉ học hết lớp 12, vậy mà bỗng dưng trở thành “kỹ sư nhiệt”, “cử nhân quản trị kinh doanh” lúc nào tôi không hay! Chính công ty đã ngụy tạo bằng cấp của tôi để lừa đảo đối tác”. Đây là nội dung tố cáo của ông X.K, trưởng phòng huấn luyện nghiệp vụ Công ty Bảo vệ H.V (quận Bình Thạnh, TP HCM), gửi các cơ quan chức năng TP HCM.

Bằng giả của ai?

Ông K. cho biết trong một lần được Công ty H.V phân công dạy an toàn lao động (ATLĐ) cho một doanh nghiệp (DN) ở KCN Long Hậu (tỉnh Long An), ông vô tình phát hiện ra “bằng cấp” của mình. Đó là tờ “giấy chứng nhận” photocopy được cấp bởi Cục ATLĐ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chứng nhận ông K. là “cử nhân quản trị kinh doanh”, chuyên ngành “kỹ sư nhiệt”. Giấy có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp là 14-5-2014 do cục trưởng Cục ATLĐ ký tên. Ngoài ra, trên giấy còn được đóng dấu treo màu đỏ của Công ty H.V. Ông K. cho biết lý do tố cáo là để đề phòng trách nhiệm về sau.

 

Cách giải quyết tranh chấp lao động tốt nhất là người lao động và doanh nghiệp cùng ngồi lại thương lượng trong ôn hòa
Cách giải quyết tranh chấp lao động tốt nhất là người lao động và doanh nghiệp cùng ngồi lại thương lượng trong ôn hòa

 

Khi chúng tôi làm việc với phía công ty thì ông N.H.V, giám đốc, phủ nhận tất cả. Ông V. cho biết trong quá trình làm việc, ông K. đã 2 lần bị lập biên bản cảnh cáo vì đánh nhau, gây mất trật tự nơi làm việc. Chưa hết, gần đây công ty còn nhận được khá nhiều đơn tố cáo của các nhân viên về việc bị ông K. ăn chặn tiền lương. Do đó, cuối tháng 1-2015, công ty tạm đình chỉ công việc ông K. để làm rõ. “Giấy chứng nhận đó là do chính ông K. làm ra để trả đũa việc bị công ty đình chỉ công việc” - ông V. quả quyết.

Trả lời câu hỏi tại sao lại có dấu đỏ của công ty trên tờ chứng nhận, ông V. giải thích: “Ông K. vốn là quản lý nên được phép dùng con dấu để đóng dấu treo vào một số tài liệu và vé giữ xe của công ty; do vậy việc ông K. đóng dấu vào giấy chứng nhận không có gì khó hiểu”. Ông V. cũng khẳng định công ty có đủ bằng chứng để tố cáo ông K. “trấn lột” tiền của nhân viên và sẽ kiện ông K. vì tội đã sử dụng con dấu để làm giấy tờ giả.

Hiện hai bên đã đưa nhau đến Công an quận Bình Thạnh, TP HCM để quyết phân thắng bại. Theo một cán bộ Công an quận Bình Thạnh phụ trách vụ việc, giấy chứng nhận rõ ràng là giả nhưng hiện rất khó khẳng định được bên nào làm vì chưa có bằng chứng. “Vụ việc đang trong quá trình điều tra, khi xác định được ai là chủ nhân của tấm bằng giả ấy thì sẽ xử lý theo pháp luật” - vị cán bộ công an cho biết.

Đẩy sự việc đi quá xa

Luật sư Nguyễn Văn Phúc, Đoàn Luật sư TP HCM, nhận định thông thường để giải quyết tranh chấp, biện pháp tốt nhất là DN và người lao động tự thương lượng với nhau. Nếu không được thì sẽ nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp. Nếu vẫn không đạt kết quả thì có thể đưa vụ việc ra tòa. Thế nhưng, do bức xúc, nóng giận nhất thời, không ít người lao động và cả DN chọn cách “trả đũa” nhau, điều này vô tình đẩy cuộc tranh chấp theo hướng tiêu cực hơn và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Vụ tranh chấp giữa chị T.L.C và Công ty L.P (quận 11, TP HCM) cách đây không lâu là một ví dụ. Sau 5 tháng làm việc, do công việc không phù hợp, chị C. xin nghỉ. Tuy nhiên, công ty không thanh toán tiền lương và phép năm cho chị. “Công ty cứ nói tôi bàn giao thiếu nhưng không nói rõ thiếu chỗ nào để tôi bổ sung. Đã vậy còn nói không trả lương và dọa báo công an bắt tôi vì xóa dữ liệu quan trọng của công ty” - chị C. kể. Vì lẽ đó, cuối tháng 2-2015, để “an tâm”, chị C. dẫn theo 3 người thân đến công ty đòi lương. Trong buổi làm việc, sau một hồi lời qua tiếng lại đã xảy ra xô xát giữa nhóm người của chị C. và chị N.T.H, trợ lý giám đốc công ty, khiến chị H. bị thương vùng mặt. Sau khi có sự can thiệp của Công an phường 7, quận 11, trật tự mới được vãn hồi.

Trao đổi với chúng tôi, bà L.T.A.T, giám đốc công ty, bức xúc: “Khoản tiền lương ấy không lớn, công ty sẽ trả nếu chị C. hoàn thành nghĩa vụ của mình là khôi phục toàn bộ dữ liệu đã xóa. Vậy mà chị ấy không thực hiện còn dẫn người đến gây rối, hành động này không thể chấp nhận. Chúng tôi đã gửi đơn lên cơ quan công an yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, cô H. cũng đã gửi đơn tố cáo hành vi đánh người gây thương tích lên Công an quận 11 để yêu cầu bồi thường chi phí thuốc men, điều trị”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo