xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh viên “đòi” lương thực tập

Theo Hoài Nam (Dân Trí)

Trong khi nhiều cử nhân ra trường không tìm nổi chỗ làm thì không ít sinh viên sẵn sàng nói không với những công ty không trả lương trong quá trình thực tập.

L.M.N, sinh viên (SV) năm cuối trường ĐH S. vừa từ chối việc thực tập tại một tập đoàn nước ngoài khi biết nơi này sẽ không trả lương cho 3 tháng làm việc của mình. N. đang tìm nơi khác trả lương để xin vào thực tập. Lợi thế của N. là đã có thời gian đi làm ở một số nơi và đã có thu nhập.
 
Không có lương, từ chối vào
“Rất đông bạn bè em đi thực tập đều được trả lương. Em nghĩ nơi nào có chính sách trả lương cho SV thực tập là ở đó công bằng với người làm và hoạt động kinh doanh tốt, có nhiều cơ hội lâu dài cho mình. Hơn nữa, sắp ra trường em cũng cần chi tiêu nhiều khoản nên thu nhập cũng là vấn đề quan trọng”, N. bộc bạch.
 
img
Vấn đề lương trong thời gian thực tập làm không ít SV băn khoăn
Một SV trường ĐH Kinh tế TPHCM cho biết chấp nhận đi thực tập không lương 3 - 6 tháng để có cơ hội làm việc tại một tập đoàn nước giải khát. Tuy nhiên, SV này cũng bày tỏ ái ngại khi thấy nhiều bạn bè cũng đi thực tập được trả lương nên không khỏi băn khoăn: “Xác định thực tập có lương hay chỉ để lấy kinh nghiệm?".
 
“Ở nhiều công ty, SV thực tập làm việc không khác nào các nhân viên chính thức, thậm chí còn làm nhiều việc hơn, nếu không được trả lương là rất bất công, thiếu động lực để mình gắn bó. Nếu được trả lương, SV sẽ muốn cống hiến và gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp”, SV này cho hay.
 

Thực tế gần đây, không chỉ các công ty nước ngoài mà nhiều công ty trong nước có chính sách trả lương cho SV thực tập. Đây được xem là cách "rút ngắn" thời gian và công sức tìm người giỏi của doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập, xét thấy SV nào phù hợp có thể dễ dàng giữ lại làm việc, hiệu quả hơn là tuyển người mới rồi đào tạo lại.
 

Việc “đòi” lương trong kỳ tực tập cho thấy SV đã nghiêm túc xem đây là quá trình làm việc thực sự chứ không đơn thuần chỉ là học kỳ, chờ bản báo cáo hay ý kiến đánh giá của doanh nghiệp để về nộp cho nhà trường.
 
Lương có phải là tất cả?
Xuất phát từ chính sách của doanh nghiệp nên việc băn khoăn về lương của SV khi đi thực tập là điều dễ hiểu. Thế nhưng, điều này cũng có thể khiến nhiều SV đặt nặng vấn đề lương mà bỏ qua các yếu tố cần thiết hơn trong quá trình thực tập.
 
TS Lê Tấn Bửu - Trưởng khoa Thương mại - Du lịch - Marketing, Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho hay, với nhiều SV, thực tập là lúc “xả hơi” vì không ai quản lý. Nếu doanh nghiệp trả lương thì họ sẽ quản lý SV như nhân sự của mình cũng là một điều rất hay. Tuy nhiên, SV không nên phân biệt thực tập có lương hay không lương mà phải lưu ý mục đích thực tập của mình.
 
“Quãng thời gian này rất quý báu để SV thiết lập mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng và ứng dụng được các kiến thức mình đã học. Đó là những yếu tố quan trọng nhất chứ không phải là lương”, ông Bửu nhấn mạnh.
 

Ông Đỗ Thanh Năm - giám đốc công ty tư vấn và hỗ trợ chiến lượng Win - win cho rằng, SV phải xác định được mình đóng góp được gì và nhận được gì trong khi đi thực tập. Nhận ở đây có thể là tiền lương, thưởng hoặc cơ hội thể hiện đam mê, thực hiện các mục tiêu nghề nghiệp, trau dồi các kỹ năng, nền tảng trong tương lai…
 

“Tất cả các yếu tố đó bạn phải liệt kê ra và cân nhắc xem tiêu chí nào đối với mình và với một SV chuẩn bị ra trường là quan trọng nhất để xếp thứ tự ưu tiên. Còn đứng về phía doanh nghiệp khi đặt ra yêu cầu SV thực tập phải đáp ứng yêu cầu công việc và kỷ luật của mình thì tôi sẽ trả lương”, ông Năm nói
 

Ông Năm cũng cho biết, công ty ông áp dụng chính sách trả lương cho SV khi đến thực tập như nhân viên và SV phải làm việc 8 tiếng/ngày, đáp ứng các yêu cầu và kỷ luật của công ty. Công ty sẽ giữ lại những SV đủ điều kiện, còn các ứng viên khác sẽ được giới thiệu đến các công ty khách hàng.
 

Việc trả lương hay không trả lương cho SV thực tập còn tùy thuộc vào chính sách của mỗi công ty, chưa hẳn quyết định đến tiềm năng, cơ hội phát triển cho mỗi người. Có thể trong thời gian thực tập không có lương nhưng nếu doanh nghiệp nhìn được khả năng của SV họ sẽ có những chính sách giữ người phù hợp.


Các chuyên gia cho rằng đối với SV mới ra trường việc trau dồi để nâng cao khả năng cọ xát và chứng tỏ giá trị của mình là điều rất cần thiết chứ không nên quá nôn nóng. Vì khi giá trị của bản thân được khẳng định thì thu nhập sẽ tương ứng với khả năng.
 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo