xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Soi đường cho người khiếm thị

Bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Từ chối cơ hội làm việc ở nước ngoài, chàng tiến sĩ trẻ trở về Việt Nam chế tạo “mắt thần” cho người khiếm thị

Từ khi có “mắt thần”, anh Lê Thanh Nhân (bị khiếm thị; ngụ quận 12, TP HCM) có thể đi bán vé số xa hơn, cuộc sống của gia đình vì thế cũng đỡ vất vả. Người làm thay đổi cuộc sống của anh Nhân và nhiều người khiếm thị khác chính là tiến sĩ Nguyễn Bá Hải (31 tuổi), Trưởng Khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô, Khoa Đào tạo kỹ thuật cao kiêm Giám đốc Trung tâm Dạy học số Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Khó khăn không sờn lòng

Sinh ra trong một gia đình nông dân có đến 5 anh chị em ở Đông Sơn, Thanh Hóa, tuổi thơ của Hải là những ngày chăn trâu, gieo mạ, cấy lúa để kiếm cái ăn. Những ngày rong ruổi trên lưng trâu, thấy chiếc ô tô nào chạy đến, Hải cùng đám bạn đuổi theo cho đến khi bóng chiếc xe mất dạng. Tiếng động cơ xình xịch, mùi khói khen khét của những chiếc ô tô đã đi vào giấc mơ của cậu học trò nghèo. Tốt nghiệp THPT, Hải đăng ký thi và đậu vào ngành kỹ thuật ô tô Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.

TS Nguyễn Bá Hải tư vấn sử dụng “mắt thần” cho người khiếm thị
TS Nguyễn Bá Hải tư vấn sử dụng “mắt thần” cho người khiếm thị

Vào ĐH là những chuỗi ngày lăn lộn để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho việc học của mình. Bốn năm học ĐH, Hải đã làm đủ nghề để kiếm sống, từ bán sách, báo, mắt kính… đến dạy kèm, chạy bàn, tiếp thị, dịch thuật, làm điện gia dụng, hàn… Không ít lần, Hải bị bọn đầu gấu đến đòi tiền bảo kê khi đang ngồi bán sách trước cổng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP, may nhờ các cô chú tốt bụng đứng ra bảo vệ. Vượt lên tất cả khó khăn, chàng trai nghèo đã giành suất học bổng toàn phần ngành Robot sinh học tại Hàn Quốc. Ở xứ người, chàng trai đầy nghị lực tiếp tục làm rạng danh người Việt khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài: “Điều khiển phương tiện từ xa”. Càng vinh dự hơn khi đề tài này được chọn trao giải vàng của trường. Lấy bằng tiến sĩ năm 28 tuổi cùng lời đề nghị ở lại làm việc cho Viện Nghiên cứu ô tô quốc gia Hàn Quốc với thu nhập hàng ngàn USD mỗi tháng nhưng Hải đã từ chối để trở về làm việc nơi đã đào tạo ra mình.

Nặng nợ với người khiếm thị

Trong những ngày làm việc tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP, Hải từng chứng kiến nhiều người khiếm thị đi đứng khó khăn, không thể tìm được công việc để nuôi sống bản thân. Anh suy nghĩ: “Tại sao mình không làm một thiết bị gì đó để người khiếm thị có thể nhận biết các vật cản trước mắt”.

Từ trăn trở ấy, Hải bỏ công nghiên cứu chế tạo “mắt thần”. Phiên bản “mắt thần” đầu tiên ra đời vào năm 2010 với trọng lượng hơn 2 kg, có giá hơn 20 triệu đồng. Tuy giúp người khiếm thị nhận biết được vật cản nhưng họ không hào hứng đón nhận bởi giá thiết bị quá cao, lại nặng nề. Không nản chí, Hải và các cộng sự tiếp tục tìm tòi để làm sao cho chiếc kính gọn nhẹ và quan trọng hơn là giá cả phù hợp với người khiếm thị bởi đa số họ có hoàn cảnh rất khó khăn. Sau nhiều lần cải tiến, “mắt thần 2” ra đời, gọn nhẹ như một chiếc kính thời trang. Kính được gắn một thiết bị cảm biến giúp người mang có thể nhận biết được vật ở xa hay gần, cao hay thấp, to hay nhỏ, di chuyển hay đứng yên, có bao nhiêu người đang đứng trước mặt… Đặc biệt hơn là giá mỗi chiếc kính này chỉ khoảng 3 triệu đồng. Khi một doanh nghiệp đề nghị mua bản quyền “mắt thần” với giá 2,3 tỉ đồng, Hải đã từ chối với lý do: “Đây là món quà tôi dành tặng cho người khiếm thị”.

Để có thể sản xuất kính với số lượng lớn, Hải cùng đồng nghiệp thành lập Công ty TNHH Kiến Bình Minh. Công ty của Hải hiện có 6 nhân viên cùng 6 tình nguyện viên làm việc không lãnh lương. Để duy trì công ty, mỗi tháng, Hải phải bù lỗ 30 triệu đồng. Không chỉ làm theo đơn đặt hàng, công ty của Hải còn làm rất nhiều kính để tặng cho những người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn. Cảm kính trước tấm lòng của Hải, nhiều nhà hảo tâm đến ủng hộ tiền bạc để anh thực hiện chương trình “Tặng kính cho người khiếm thị nghèo”. Đến nay, chương trình do Hải khởi xướng đã tặng hơn 300 “mắt thần” cho người khiếm thị trên cả nước.

 

“Sáng kiến “mắt thần” cho người khiếm thị đã thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước rất đáng trân trọng ở Nguyễn Bá Hải”.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo