Làm việc trong môi trường bè phái, người lao động phải thể hiện bản lĩnh, năng lực chuyên môn của mình
“Vì không thích dính vào những vụ tranh chấp vô bổ không liên quan đến nghiệp vụ nên tôi và một số đồng nghiệp luôn thể hiện thái độ trung lập. Vì vậy, cả 2 nhóm đều cô lập chúng tôi trong công việc cũng như các mối quan hệ ở công ty” - chị Tố Anh than phiền. Không những vậy, việc trưởng và phó phòng không tìm được tiếng nói chung còn khiến nội bộ mất đoàn kết, hiệu suất công việc giảm sút rõ rệt.
Tại buổi tư vấn, nhiều lao động cũng thừa nhận bản thân lâm vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi đối mặt với tình huống nêu trên. Giải đáp băn khoăn này, chuyên gia Lý Thị Mai cho rằng người lao động phải kiên nhẫn, đứng từ góc độ công việc để xem xét tình huống. “Nếu bắt buộc chọn lựa, nhân viên nên chọn người quản lý có năng lực, có cách xử lý công việc đúng đắn nhất. Việc quyết định chọn ai để “đầu quân” phải dựa trên tinh thần học cái hay, cái tốt của người đứng đầu; tuyệt đối tránh việc chia rẽ nội bộ, xu nịnh” - bà Mai tư vấn.
Theo bà Mai, người lao động phải thể hiện và bảo vệ lập trường của mình trong công việc cũng như cuộc sống tại môi trường công sở. Nếu làm tốt việc này, sự ghen ghét và đố kỵ của đồng nghiệp sẽ dần biến mất. Thay vào đó, người lao động sẽ nhận được sự tin tưởng, tôn trọng từ người quản lý và các nhân viên.
Bình luận (0)