xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức mạnh của kẻ yếu

Tuấn Anh

Hôm đó, cuộc họp càng về cuối càng căng thẳng. Giám đốc đập bàn: “Ngày mai là đến hạn giao hàng, tại sao tối nay không huy động công nhân tăng ca để làm cho xong? Nếu ngày mai không kịp giao hàng, phải đền hợp đồng, các anh có gánh vác nổi không?”.

img

Ai nấy cúi gằm mặt. Yên lặng đến nỗi tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường và tiếng tặc lưỡi của con thằn lằn trên trần nhà nghe rõ mồn một. Đã 22 giờ mà cuộc họp vẫn bế tắc. Tôi đói bụng quá đành phải len lén lấy chiếc bánh bao mà phòng hành chính chuẩn bị ăn vội ăn vàng để cầm cự vì giám đốc nói nếu không tìm được cách hoàn tất 30.000 sản phẩm còn thiếu thì không ai được ra về.

30.000 sản phẩm là một con số rất nhỏ so với năng lực sản xuất của nhà máy. Tuy nhiên, điều không ai ngờ tới là lệnh điều động tăng ca để hoàn tất con số ấy đã gặp sự phản kháng quyết liệt của công nhân. Cuối cùng, mặc cho bảo vệ đóng kín cổng, họ vẫn tràn ra và bỏ về. Không một ai trong số ấy ở lại dù có không ít người vẫn muốn tăng ca để có thêm thu nhập. Họ bỏ về để chứng tỏ dù ở thế yếu nhưng họ vẫn có thể khiến công ty phải điêu đứng vì cách cư xử “không phải phép” của mình.

Nguồn cơn mọi chuyện bắt đầu từ việc phòng nhân sự lấy ý kiến về bữa ăn giữa ca và tiền lương. Sau khi có kết quả trên 90% công nhân có ý kiến rằng tiền lương không đủ sống, bữa ăn không bảo đảm chất lượng thì công ty thông báo trên mạng nội bộ về việc “thanh lọc những thành phần cầm đầu công nhân chống đối, làm reo”. Dù là thông tin nội bộ, chỉ cán bộ quản lý mới biết nhưng chẳng hiểu sao nội dung ấy lại lọt ra ngoài và lan truyền khắp nơi. Đặc biệt, trước cửa nhà vệ sinh và nhà ăn đã xuất hiện tờ rơi kêu gọi ngừng việc. Ở các phân xưởng, công nhân lơ là, chểnh mảng khiến sản lượng không đạt như dự kiến. Đến ngày cuối cùng, ban giám đốc họp khẩn ra lệnh tăng ca nhưng không ai thực hiện. Công nhân nói rằng làm thêm là thỏa thuận, họ không đồng ý nên công ty không có quyền ép buộc. Sáng hôm sau, tất cả công nhân đến nhà máy nhưng không ai làm việc. Họ bắt đầu thể hiện sức mạnh của những kẻ yếu bằng sự đoàn kết trăm người như một.

Không cần nói đến những thiệt hại vật chất mà công ty phải gánh chịu, đáng nói là sau lần đó, quan hệ giữa ban giám đốc và công nhân đã xấu đến mức bất cứ hoạt động nào của công ty tổ chức đều bị công nhân tẩy chay. Cuối cùng, hội đồng quản trị phải quyết định thay giám đốc.

Nhưng đó vẫn không phải là biện pháp tốt nhất bởi giờ đây, những khách hàng đã từ bỏ công ty vẫn chưa quay lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo