Lao động nước ngoài vào Việt Nam đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép lao động nước ngoài vào làm việc theo 4 vị trí là chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật và nhà quản lý nhưng với điều kiện lao động Việt Nam không đáp ứng được. Các hình thức lao động của người nước ngoài tại Việt Nam hiện nay phát sinh chủ yếu ở dạng hợp đồng lao động, di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, được công ty mẹ cử sang hoặc thực hiện các hợp đồng kinh tế thương mại.
Nữ giảng viên người Nhật Bản tại một lớp đào tạo nghề ở Việt Nam Ảnh: GIANG NAM
Dự báo, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thì xu hướng người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhu cầu tuyển dụng ứng viên người nước ngoài sẽ tiếp tục tăng cao ở mức trên 20% trong mỗi năm tới. Theo lãnh đạo Cục Việc làm, để tăng cường công tác quản lý về vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương cần phải kiểm soát chặt việc cấp giấy phép cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến người lao động nước ngoài.
Bình luận (0)