xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng quyền lợi hưu trí để giảm tình trạng rút BHXH một lần

Nhóm phóng viên (ảnh Huỳnh Như)

(NLĐO)- Về các phương án rút BHXH một lần, phương án 1 là giải pháp để bình ổn lực lượng lao động, giảm áp lực cho doanh nghiệp về làn sóng nghỉ việc có khả năng xảy ra nhưng về lâu dài cần phải xây dựng các chính sách liên quan đến quyền lợi hưu trí hấp dẫn hơn để người lao động xem lương hưu là lựa chọn hàng đầu

Tăng quyền lợi hưu trí để giảm tình trạng rút BHXH một lần - Ảnh 1.

Người lao động làm hồ sơ rút BHXH một lần tại BHXH quận 12

Chỉ trong một thời gian ngắn, một doanh nghiệp tại huyện Bình Chánh có gần 500 lao động xin nghỉ việc do DN khó khăn về đơn hàng, không tăng ca, thu nhập giảm sút. Đa số họ sau khi nghỉ việc đều chọn làm thời vụ để chờ rút BHXH một lần. Chia sẻ với chúng tôi, bà N.T.T, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: "Khi được hỏi nguyên do, đa số người lao động nghỉ việc đều bày tỏ e ngại về sự thay đổi của chính sách, vì vậy họ chủ động nghỉ để rút BHXH một lần phòng trường hợp sau khi Luật BHXH mới ra đời hạn chế quyền lợi này của họ. Nếu đứng ở vị trí của họ, tôi hoàn toàn có thể hiểu được. Tình trạng thu nhập giảm sút không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà suốt nhiều tháng trời, họ luôn sống trong cảnh thiếu trước hụt sau, vì vậy họ luôn xem BHXH một lần là khoản dự phòng quan trọng để bám víu khi nguy cấp. Dự báo, nếu phương án 2 được thông qua, năm sau sẽ có một lượng lớn người lao động nghỉ việc để rút BHXH một lần" – bà T. nói.

Bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Intel Việt Nam (khu Công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP HCM) thì cho rằng trong quá khứ, việc thay đổi chính sách BHXH một lần đã để lại những bài học lớn và đã có ngoại lệ khi Quốc hội phải ra Nghị quyết điều chỉnh. Điều đó cho thấy rằng, việc rút BHXH vẫn là 1 lựa chọn của NLĐ và chúng ta chưa thể bỏ quy định này trong giai đoạn hiện nay. Theo bà Yến hãy để NLĐ được quyền quyết định tuy nhiên cần có tuyên truyền và vận động NLĐ từ tổ chức Công đoàn và công ty cũng như cơ quan lao động và cơ quan BHXH. Song song đó, có những quy định tốt hơn khi NLĐ nghỉ hưu để thuyết phục và động viên họ tiếp tục ở lại quỹ BHXH để có chế độ hưu trí khi về già mà không phải phụ thuộc con cái. "Phương án 1 thực sự là giải pháp hiện nay để ổn định lực lượng lao động cũng như giảm áp lực cho DN về làn sóng nghỉ việc có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải xây dựng các chính sách liên quan đến quyền lợi hưu trí hấp dẫn hơn để NLĐ xem lương hưu là lựa chọn hàng đầu"- bà Yến đề xuất.

Tăng quyền lợi hưu trí để giảm tình trạng rút BHXH một lần - Ảnh 2.

Tại khu vực chờ ở BHXH quận 12, nhiều NLĐ đến tư vấn làm hồ sơ rút BHXH một lần

Theo ông Nguyễn Đắc Thời, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH May mặc Triple Việt Nam (huyện Củ Chi, TP HCM), người lao động  luôn xem khoản đóng BHXH là khoản tích lũy và họ có thể rút ra để trang trải khi gặp khó khăn hoặc làm vốn kiếm kế sinh nhai khi mất việc nhưng không có cơ hội tìm việc làm mới để tiếp tục tham gia BHXH. Do vậy, khi quyền tự quyết về khoản tích lũy này bị hạn chế, họ sẽ tính toán để tìm hướng có lợi nhất cho bản thân, đó là rút được số tiền nhiều nhất khi còn có thể. Nên dù chọn phương án 1 hay phương án 2, người lao động cũng sẽ rút BHXH một lần trước khi Luật BHXH mới có hiệu lực. 

Để hạn chế NLĐ rút BHXH một lần, ở lại hệ thống BHXH lâu dài thì cần phải có những chính sách hấp dẫn họ, nhất là cải thiện chế độ hưu trí. Tuy nhiên, các đề xuất sửa đổi lại đi theo hướng giảm số năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí nhưng tăng tuổi nghỉ hưu khiến khoảng cách tiếp cận chế độ hưu trí của NLĐ ngày càng xa; chế độ trợ cấp hưu trí xã hội còn thấp; chưa có chính sách hỗ trợ thiết thực cho NLĐ trong thời gian bảo lưu đóng BHXH hay tạo việc làm cho lao động lớn tuổi... nên chưa đủ sức hấp dẫn NLĐ.

 "Ở công ty tôi số lao động làm việc đến tuổi nghỉ hưu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong đó, chủ yếu là nhân viên tạp vụ, còn công nhân trực tiếp sản xuất chỉ có vài người. Thực tế, rất nhiều NLĐ muốn được hưởng lương hưu, nhưng tuổi nghề ngắn (do DN không sử dụng lao động lớn tuổi) nên không thể bám trụ lâu dài, đồng thời lương hưu tính cho toàn bộ quá trình thấp nên họ không mặn mà và chọn rút BHXH một lần. Vậy nên, cần cải thiện chế độ hưu trí để NLĐ thấy được lợi ích khi tham gia BHXH lâu dài"- ông Thời nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo