xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thầm lặng dấn thân vì NLĐ

LÊ THỦY - VĨNH TÙNG

Trước và trong những cuộc tranh chấp, họ đã kiên trì, thẳng thắn kiến nghị doanh nghiệp cải thiện đời sống công nhân. Nhưng không phải lúc nào, những kiến nghị ấy cũng được lắng nghe...

Cuối tháng 10 vừa qua, chúng tôi đã gặp lại họ- những cán bộ CĐ ở các doanh nghiệp (DN) vừa xảy ra tranh chấp. Những gương mặt vẫn còn hốc hác, căng thẳng sau những cuộc ngừng việc tập thể ở 3 KCX- KCN TPHCM. “Nhiều người đặt vấn đề, cán bộ CĐ ở đâu khi công nhân (CN) ngừng việc? Có câu hỏi này là bởi họ không tận mắt chứng kiến cán bộ CĐ cơ sở đã vất vả thế nào khi phải vừa thương lượng với chủ để có được những khoản cải thiện lương bổng, thu nhập cho CN; vừa phải vận động anh em bình tĩnh, chờ kết quả thương lượng...”. Ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch CĐ các KCX-KCN TPHCM, đã nhìn nhận như vậy.

Có lý, có tình

Khi nghe tin cả 3 ca đều ngừng việc đòi tăng lương, anh Võ Thành Tâm, Chủ tịch CĐ Công ty Nissei (KCX Linh Trung 1), rất lo, bởi anh mới nhận chức chủ tịch CĐ chưa đầy 2 giờ! Sau khi tìm hiểu, biết CN yêu sách tăng lương vì cuộc sống quá khó khăn, CĐ đã chuyển kiến nghị cho giám đốc. Tiếp theo đó là cả một quá trình thương lượng gay go. CN đòi tăng 15% nhưng công ty chỉ đồng ý 10%. “Kỳ kèo bớt một, thêm hai”, cuối cùng hai bên quyết định... cưa đôi, mỗi bên nhân nhượng một nửa. Mức tăng là 12,5%. Nhưng lúc ấy, phía DN lại yêu cầu... làm tròn số thành 12%. Phía CĐ lại lập luận: Xưa nay, số lẻ từ 0,5 trở lên, nếu làm tròn số thì tăng lên thành 1 chứ không ai giảm xuống bằng 0! Nghe có lý, công ty chấp nhận. Vẫn chưa hết, lại nảy sinh rắc rối khác, khi phía công ty đòi chi 10% trong tháng 10-2007; còn lại 3%, năm sau mới chi! Lúc đó, CĐ cơ sở đành phải “cầu cứu” Ban Quản lý và CĐ các KCX- KCN TP. Nhờ vậy, việc tăng 13% mới được thực hiện ngay trong tháng 10-2007.

Tại Công ty DI, khi xảy ra ngừng việc tập thể, CĐ đã chuyển ngay yêu cầu tăng lương đến cho đại diện DN kèm bảng phân tích tiền lương, mức chi tiêu, tình hình giá cả để DN dễ nhận diện được yêu cầu chính đáng của CN. Sau khi công ty đồng ý tăng lương 10%, CĐ lại phát hiện một nghịch lý: Nếu tăng 10% sẽ tạo ra sự thiếu công bằng giữa những người lương thấp và lương cao. 10% của người có mức lương 10 triệu đồng sẽ rất chênh lệch so với người có mức lương 1 triệu đồng; trong khi những người lương cao thường chẳng cần phải yêu sách, đấu tranh. Mặt khác, việc tăng giá, mọi người đều chịu áp lực như nhau. Nghe có lý, công ty đồng ý nâng đồng đều 150.000 đồng/người.

Không sợ trù dập

Hôm xảy ra vụ ngừng việc tập thể tại Công ty Hải Minh (quận Thủ Đức-TPHCM), tôi gặp một cán bộ CĐ có dáng người nhỏ nhắn, song rất năng nổ. Chị là Tsằn Phùi Mỹ, Chủ tịch CĐ công ty. “Nếu có bức xúc, anh em cứ trình bày để CĐ đề nghị giám đốc giải quyết. Chúng ta không thể tùy tiện ngừng việc”- giọng nói nhỏ nhẹ song kiên quyết của chị đã làm “hạ nhiệt” đám đông. Cũng với thái độ ấy, chị đã thẳng thắn phân tích để lãnh đạo công ty nhận ra những việc làm chưa đúng khi sa thải những CN bị nghi “cầm đầu” CN đấu tranh đòi tăng lương. Kết quả là, giám đốc đồng ý nhận lại 5 CN bị sa thải, CN được nâng 10% lương.

Ở Công ty DaeYun, CĐ cơ sở đã chủ động khảo sát thu nhập và chi tiêu hằng tháng của CN để có căn cứ đề xuất DN giải quyết. Khi thấy kết quả khảo sát hợp lý, giám đốc chấp thuận nâng lương cho CN. Chúng tôi hỏi ông Nguyễn Bá Giang, Chủ tịch CĐ công ty: “Tổ chức lấy ý kiến CN để đề nghị nâng lương như vậy, có sợ bị công ty trù dập, gây khó?”. Câu trả lời là: “Tôi làm chủ tịch CĐ hơn 10 năm rồi. Hai bên đã quá hiểu nhau, có gì đâu mà ngại”. Tuy nhiên, có một điều ông Giang không nói ra nhưng chúng tôi hiểu rất rõ: Cả CN lẫn công ty đều cần ông trong vai trò cầu nối giữa hai phía.

Trăn trở khi “lực bất tòng tâm”

Ở Công ty Latek, trước đó, CN đã được nâng 5% lương. Khi các nơi rục rịch xảy ra tranh chấp, trên cơ sở cập nhật thông tin giá cả các mặt hàng thiết yếu, CĐ cơ sở đã thuyết phục DN nâng lương thêm 5% và được chấp thuận. Sự chủ động này của CĐ cơ sở đã giúp ngăn ngừa được tranh chấp xảy ra.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ DN cũng quan tâm, chia sẻ với CN, CĐ như vậy. Tại Công ty Trường Lợi, khi thấy nhiều nơi xảy ra ngừng việc tập thể, CĐ đã báo động với ban giám đốc. Thế nhưng, lãnh đạo cho rằng, công ty đã làm đúng luật nên không cần lo! Đến khi một công ty ngay bên cạnh nổ ra ngừng việc tập thể, ban giám đốc mới... giật mình. Nhưng đã quá muộn.

Tình trạng này cũng xảy ra tại Công ty Freetrend và nhiều DN khác. Cán bộ CĐ một DN dệt tại KCX Linh Trung 1 nói: “Chúng tôi đã cố hết sức nhưng “lực bất tòng tâm”, vì quyền quyết định tăng lương thuộc về giới chủ. Chúng tôi đang mong mỏi đề án thương lượng tiền công của Bộ LĐ-TB-XH sớm được triển khai. Nếu làm được như vậy, mới mong hạn chế được tình trạng ép giá tiền công quá đáng của các DN như hiện nay”.

ÔNG LÂM VĂN TIẾP, PHÓ BAN QUẢN LÝ CÁC KCX-KCN TPHCM:

Công sức CĐ rất lớn

Những cuộc ngừng việc tập thể lần này diễn ra tương đối ôn hòa và trật tự; không có tình trạng đập phá nhà xưởng, máy móc. Có được sự ổn định này chính là nhờ công sức của LĐLĐ TP và CĐ các KCX-KCN, khi cử cán bộ tiếp cận thường xuyên với CN để nắm bắt tình hình và vận động CN vào làm việc. Sự hỗ trợ tích cực của địa phương và của LĐLĐ TP ngay từ những ngày đầu đã giúp sớm ổn định trật tự nơi xảy ra tranh chấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo