Cách đây 3 tháng, anh Nguyễn Thanh Phương quyết định nghỉ làm bảo vệ tại làng nghề Một thoáng Việt Nam (huyện Củ Chi – TPHCM). Anh cho biết gần một năm qua, khu du lịch không thu hút được du khách nên tiền lương của người lao động không được bảo đảm. “Nhiều tháng trời, chúng tôi không được trả lương. Cuối cùng, tôi quyết định nghỉ việc. Khi thôi việc, đơn vị còn nợ tôi đến 6 tháng tiền lương”.
Tăng gấp đôi năm trước
Lao động quản lý cũng thất nghiệp
Tại Hà Nội, bên cạnh đối tượng lao động phổ thông, còn có khoảng 10% lao động trình độ cao, thậm chí có cả người nắm các vị trí quản lý, cũng bị thất nghiệp. Đây là số lao động làm ở các dự án, tổ chức nước ngoài. Khi kết thúc dự án, nhiều người không tìm được việc làm mới. Còn tại TPHCM, trong năm 2011 có nhiều lao động có mức lương cao, giữ vị trí lãnh đạo tại các DN cũng đăng ký thất nghiệp. Những người này chiếm khoảng 7% trong tổng số người đăng ký thất nghiệp.
Theo ông Trần Xuân Hải: Mặc dù số lao động thất nghiệp đến đăng ký đông nhưng trung tâm đã giải quyết kịp thời tất cả hồ sơ đăng ký thất nghiệp và đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Để giúp người lao động đỡ phải mất thời gian đi lại khi nhận thẻ ATM, thẻ bảo hiểm y tế, trung tâm phối hợp với Bảo hiểm Xã hội TP, Ngân hàng Đông Á phát thẻ cùng thời điểm trả quyết định cho người lao động tại Trung tâm GTVL và các chi nhánh.
Ông Lê Quang Trung, Cục phó Cục Việc làm - Bộ LĐ-TB-XH, nhìn nhận: “Một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao là do tình hình kinh tế khó khăn, số lượng DN giải thể, phá sản tăng. Dự báo 6 tháng đầu năm 2012, DN vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nên tình trạng mất việc làm, thất nghiệp sẽ tái diễn, trong đó có cả lao động trình độ kỹ thuật cao, lao động quản lý. |
Bình luận (0)