Qua giới thiệu của người cùng làng, chị Vân tìm đến Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hiền Linh (địa chỉ 37 Nguyễn Khang - Trung Hòa - Hà Nội) để nhờ bà Trương Thu Hà (tự xưng là kế toán trưởng công ty) lo cho đi lao động tại Đài Loan. Bà Hà ra giá 30 triệu đồng, nộp đủ tiền thì sau 3 ngày sẽ bay ngay. Chị Vân cấp tốc về nhà vay thế chấp của ngân hàng, họ hàng và bán đi 2 sào ruộng với một chiếc tivi, tất cả dồn được 27 triệu đồng đem nộp cho bà Hà. Sau đó bà Hà cho địa chỉ để chị tự tìm đến ông Trương Giám Tài (người Đài Loan) tại Công ty Thủy sản Khu vực I (số 61 Lạc Trung - Hà Nội) để học nấu ăn. Chị lại được chỉ đến số 5C phố Đặng Dung - Hà Nội là chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Du lịch Khách sạn (DLKS) Thái Bình để ký hợp đồng lao động. Ngày
Vô trách nhiệm với người lao động
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Minh Châu - Giám đốc chi nhánh Công ty DLKS Thái Bình tại Hà Nội - nói một cách dửng dưng: Chúng tôi vẫn thường xuyên tuyển người qua các đầu mối nhưng tôi không biết bà Hà là ai. Còn ông Trương Giám Tài là chỗ quen thân vì ông ta thường xuyên giới thiệu hợp đồng cho chúng tôi và chúng tôi cũng gửi người sang nhờ ông ấy đào tạo. Ông Châu nói không hề biết chị Vân là ai và vì sao phải về nước nhưng ông khẳng định chỉ thu của chị Vân 430 USD và không đưa ra được hóa đơn, chứng từ để chứng minh. Một nhân viên của công ty cho biết: “Chúng tôi chỉ nhận tiền qua cô Hiền là phiên dịch của ông Tài và ghi vào sổ theo dõi thôi”.
Tại Công ty Thủy sản Khu vực I, ông Phạm Văn Nhiên, trợ lý giám đốc về xuất khẩu lao động (XKLĐ), nói: “Chúng tôi chỉ thuê ông Tài đào tạo giúp số thuyền viên thôi. Chúng tôi không giao cho ông Tài và cũng không hề đào tạo giúp việc gia đình cho ai cả”. Còn tại Công ty TNHH Hiền Linh, bà Trương Thu Hà thừa nhận: Các công ty XKLĐ khi cần tuyển người thì gọi điện nhờ bà cung ứng. Quan hệ giữa Hiền Linh và Thái Bình là hai đối tác làm ăn và bản thân bà đã từng gặp ông Châu nhiều lần. Bà Hà khẳng định: “Số tiền thu của chị Vân đã nộp hết cho ông Châu rồi”.
Thay lời kết
Qua vụ việc trên, có thể thấy liên minh “ma quỷ” này hoạt động như sau: Ông Trương Giám Tài lo “móc” hợp đồng của các công ty môi giới Đài Loan, bà Hà lo tuyển người và đứng ra thu tiền. Để đưa được người lao động (NLĐ) đi, họ đã thông qua tư cách pháp nhân (giấy phép XKLĐ) của Công ty DLKS Thái Bình. Hậu quả là khi có sự cố xảy ra thì thiệt thòi luôn về phía NLĐ. Đến chiều 3-4, trong buổi làm việc giữa ông Châu và vợ chồng chị Vân, ông Châu vẫn khẳng định: “Chúng tôi chẳng làm gì sai cả. Tôi chỉ nhận 430 USD của vợ chồng chị, trừ tiền vé máy bay và làm visa, còn bao nhiêu chúng tôi sẽ trả lại”.
Việc Công ty DLKS Thái Bình tuyển người qua trung gian, không trực tiếp thu tiền của NLĐ và vô trách nhiệm trong việc quản lý lao động đã vi phạm Nghị định 152/CP của Chính phủ về XKLĐ. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc trên.
Bình luận (0)