xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thua thiệt vì “mù” luật

Bài và ảnh: Mai Chi

Người lao động nên tự trang bị kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của bản thân

Trong thư gửi đến Báo Người Lao Động, ông Trần Tấn Thái trình bày: Do quen biết, ông được giám đốc một công ty ở quận Phú Nhuận nhận vào làm việc từ năm 2002. Năm 2010, công ty cho ông nghỉ hưu nhưng lấy lý do ông chỉ là lao động thời vụ nên không trả bất cứ chế độ nào. Ông đã khiếu nại nhiều lần không được giải quyết. Mới đây, trả lời đơn khiếu nại của ông, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM cho rằng trường hợp của ông đã hết thời hiệu khiếu nại vì sự việc xảy ra đã gần 4 năm.

Hết thời hiệu

Nhiều người lao động (NLĐ) cũng lâm vào tình trạng trên. Đơn cử như ông Nguyễn Long Thành, nhân viên Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông công chánh, có hơn 30 năm làm việc tại đơn vị. Tháng 5-2007, ông bị công ty cắt lương và ngưng đóng BHXH, BHYT mà không hề thông báo lý do. Gần 7 năm trôi qua, ông Thành cho rằng giữa ông và công ty vẫn tồn tại quan hệ lao động vì công ty chưa ra quyết định thôi việc và ông cũng chưa được thanh toán bất cứ khoản trợ cấp nào nên khiếu nại đòi lương và các chế độ khác.

 

Người lao động khiếu nại vì bại xâm phạm quyền lợi.
Người lao động khiếu nại vì bại xâm phạm quyền lợi.

 

Trả lời khiếu nại của ông, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, chủ quản của Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông công chánh, cho rằng thời điểm phát sinh tranh chấp là năm 2007, đến nay đã hơn 6 năm nên không còn thời hiệu giải quyết. Mặt khác, việc ông Thành tự ý bỏ việc khi chưa có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Do vậy, ông Thành không được trả lương từ năm 2007 đến nay. Ngoài ra, công ty có thể đòi ông Thành bồi thường nửa tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. “Ban đầu, tôi không biết luật, hơn nữa cứ nghĩ kiểu gì công ty cũng phải trả lương và các chế độ cho tôi vì giữa tôi và công ty chưa hề thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, nào ngờ…” - ông Thành buồn rầu nói.

Tự làm khó mình

Tại một phiên xử mới đây của TAND TP HCM, anh L.V.T trình bày: Anh ký HĐLĐ xác định thời hạn 1 năm từ ngày 1-10-2012 đến 30-9-2013 với công ty TNHH E. Ngày 6-4-2013, công ty thông báo chấm dứt HĐLĐ với anh kể từ ngày 30-4-2013 với lý do không đáp ứng yêu cầu công việc. Anh T. không đồng ý. Ngày 26-4-2013, anh và công ty họp để thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Sau cuộc họp, anh T. ghi vào biên bản không đồng ý chấm dứt HĐLĐ. Ngay sau đó, hai bên tiếp tục trao đổi. Lần này, anh T. ghi đồng ý chấm dứt HĐLĐ vào biên bản. Anh cho biết tại phiên họp lần thứ hai, công ty mời bảo vệ của tòa nhà nơi công ty trú đóng tham dự, anh bị áp lực về tâm lý nên mới đồng ý. Sau khi nghỉ việc, anh T. kiện công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.

TAND quận Tân Phú xử sơ thẩm đã bác đơn kiện của anh T. vì cho rằng anh đã thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ. Anh T. kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm, TAND TP nhận định cả anh T. và công ty đều có những hành vi chưa đúng. Cụ thể, về phía anh T., khi không đồng ý chấm dứt HĐLĐ, chưa nhận quyết định thôi việc nhưng lại không đến công ty làm việc. Khi anh T. cho rằng mình có đến nhưng bảo vệ không cho vào, chủ tọa góp ý gặp phải tình huống như vậy thì nên yêu cầu bảo vệ lập biên bản sự việc hoặc báo với LĐLĐ, phòng LĐ-TB-XH địa phương để được can thiệp. Ngoài ra, ý kiến trước sau bất nhất của anh T. trong các biên bản cũng gây bất lợi cho anh khi khiếu kiện.

Về phía công ty, tòa nhận định tất cả các biên bản, thông báo, quyết định cho anh T. nghỉ việc đều không đúng thể thức văn bản và thủ tục hành chính: người ký tên không có thẩm quyền; một số liên hệ với NLĐ yêu cầu phải gửi bằng văn bản thì chỉ liên hệ bằng điện thoại; cho rằng NLĐ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không hề có biên bản xử lý kỷ luật… Do những rắc rối đó mà tòa quyết định tạm hoãn tuyên án để có thêm thời gian thẩm định. 

Thiếu kiến thức, mất quyền lợi

Theo luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và cộng sự, hiện nay nhiều NLĐ vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc am hiểu pháp luật lao động nên khi xảy ra tranh chấp, họ chịu nhiều thiệt thòi và mất đi các quyền lợi chính đáng. Vì vậy, NLĐ nên tự trang bị cho mình kiến thức về một số điều luật cơ bản để tự vệ khi cần thiết và bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo