xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thuần hóa chồn hương

Bài và ảnh: Vĩnh Tùng

Không chỉ cho sinh sản thành công giống chồn hương, Nguyễn Thái Bình còn cung cấp con giống cho thị trường

img
Anh Nguyễn Thái Bình và một con chồn hương giống của trại Thanh Khiết
Nằm ven Quốc lộ 22, trại thuần hóa chồn hương Thanh Khiết (ấp Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi - TPHCM) những ngày đầu tháng 5-2012, thu hút khá đông khách đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Tất bật hướng dẫn khách tham quan chuồng trại là một chàng trai có khuôn mặt thư sinh. Đó là ông chủ trại giống Nguyễn Thái Bình – một “chuyên gia” thuần hóa chồn hương có tiếng.

Đam mê, nhẫn nại

Chứng kiến những con chồn hương to cỡ một con mèo bò trên tay ông chủ trại hết sức thân thiện, nhiều khách tham quan rất thích thú. “Nuôi chồn hương không khó, tuy nhiên, việc cho chồn hương sinh sản và tăng đàn thì không phải ai cũng làm được. Muốn thành công, ngoài niềm đam mê, đòi hỏi người nuôi phải nhẫn nại”- anh Bình giải thích.

Cách đây 5 năm, trong một lần lên Lâm Đồng hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo rừng cho một người bạn thân, tình cờ có một người dân tộc thiểu số gạ bán cho anh cặp chồn hương còn nhỏ với giá 4 triệu đồng. Nhìn cặp chồn run rẩy, yếu ớt, Bình quyết định mua về nuôi thử. Do chồn hương là loài thú hoang, không có tài liệu hướng dẫn thuần hóa nên Bình phải mày mò từ đầu. Anh không nhốt chúng mà thả rông trong nhà để tiện quan sát. Nhờ vậy, chỉ trong vòng một tháng, anh đã nắm được những thói quen sinh hoạt, ăn uống của chúng. Từ chỗ phải thức dậy sớm để bắt côn trùng làm thức ăn cho chồn, anh tập dần cho chúng ăn trái cây (chuối, mít), cháo (nấu với cá biển) hoặc cơm nguội...

Loài chồn hương vốn sợ nước, Bình nghĩ ra việc thiết kế loại chuồng sắt, có chỗ cao ráo cho chồn leo lên, vừa tiện cho việc vệ sinh chuồng trại. Anh liên hệ các nhà động vật học tìm hiểu, bổ sung kiến thức để hoàn thiện quy trình thuần hóa, nhất là thời gian phối giống và sinh sản của chồn hương. “Chồn cái thường bỏ ăn 3 ngày, cắn phá chuồng, đồng thời phát ra những tiếng kêu lạ. Chồn đực thì tiết ra xạ hương. Nếu con đực và con cái có biểu hiện này thì bắt nhốt chung một chuồng để chúng giao phối”- Bình giải thích. Sau gần 2 năm, cặp chồn hương đã cho ra 2 cặp chồn con trong niềm vui khôn tả của Bình và gia đình.

Hoàn thiện quy trình nuôi chồn hương

“Nuôi chồn hương còn khó hơn chăm con mọn. Xây chuồng không đúng quy cách, vệ sinh không kỹ hoặc cho ăn không đúng cách là coi như hỏng. Chú Bình rất yêu nghề, lại kỹ tính nên thành công là điều dễ hiểu”- ông Hồ Văn Lợi ở Lâm Đồng, một trong những người được Bình hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương, nhận xét.

Tự mày mò nghiên cứu, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, dần dà Bình đã hoàn thiện quy trình nuôi chồn hương. Để con cái có đủ sức khỏe, trước khi đẻ khoảng một tháng, Bình đã bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết; chồn mẹ sau khi sinh được cho uống nước liên tục để súc ruột… Phát hiện một đặc tính khác của chồn cái khi mang thai (90 ngày) rất dữ, anh thiết kế riêng cho chúng một chuồng gỗ đặc biệt để tiện theo dõi, chăm sóc con non. Chuồng này có 2 ngăn, có lối đi riêng để chồn con có thể tách mẹ, rất tiện cho việc tách bầy.

Giới nuôi chồn còn thán phục Bình bởi khi đã tìm hiểu vấn đề gì là anh luôn đi đến tận cùng. Có lần, một cặp chồn hương mắc bệnh đường ruột lăn ra chết khiến Bình mất ăn mất ngủ. Được một người quen giới thiệu, anh gửi mẫu phân sang Thái Lan xét nghiệm để tìm nguyên nhân, dù chi phí khá đắt đỏ (khoảng 400 USD/lần).

Phương pháp chọn con giống cũng được Bình từng bước hoàn thiện. “Chồn giống phải có thể hình đẹp, không bị dị tật. Lâu lâu phải thay đổi chuồng để tránh hiện tượng đồng huyết” - Bình cho biết. Khi quy trình thuần hóa chồn hương đã hoàn chỉnh, anh liên hệ Chi cục Kiểm lâm TP làm thủ tục cấp giấy chứng nhận trại nuôi sinh sản. Lòng nhiệt huyết, đặc biệt là kiến thức về chồn của ông chủ trại đã thuyết phục cơ quan kiểm lâm. Các sản phẩm chồn giống có nguồn gốc từ trại Thanh Khiết đều được cấp giấy chứng nhận.

Mỗi năm, trang trại của anh Bình xuất khoảng 100 cặp chồn hương giống, thu về khoảng 400 triệu đồng. Hiện nay, con giống sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Nguyễn Thái Bình còn sẵn lòng hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn cho bà con nông dân có nhu cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo