xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Trị” tranh chấp từ gốc

PHAN ANH

Cơ chế đối thoại hợp lý cộng với các chính sách chăm lo sẽ hóa giải kịp thời bức xúc của người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững

“Việc thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại hằng tuần, hằng tháng đã giúp công ty xây dựng mối quan hệ tin tưởng giữa ban giám đốc và nhân viên, cấp trên và cấp dưới”. Bà Phạm Thị Hồng Yến, quản lý cấp cao của Công ty Điện tử Samsung Vina (quận Thủ Đức - TPHCM), đã khẳng định như trên tại hội thảo về xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) trong doanh nghiệp (DN) do Ban Chỉ đạo xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN TPHCM tổ chức ngày 28-12.
 
img
Một vụ ngừng việc tập thể vừa xảy ra trên địa bàn TPHCM. Ảnh: VĨNH TÙNG

Tăng đối thoại, giảm tranh chấp

Bà Yến cho biết Công ty Điện tử Samsung   Vina là đơn vị liên doanh giữa Công ty Điện tử Samsung Hàn Quốc và Công ty CP TIE, vốn có nhiều mối QHLĐ phức tạp. Hiểu được điều này, công ty không chỉ chú trọng xây dựng cơ chế đối thoại giữa ban giám đốc và công nhân (CN) mà còn với cấp trưởng phòng, ban, tổ chức Công đoàn (CĐ). Bên cạnh đó, bằng cách sắp xếp ăn trưa chung giữa CN Việt Nam với tổng giám đốc, giám đốc người Hàn Quốc, công ty đã tạo điều kiện để họ trình bày những bức xúc cũng như đề đạt nguyện vọng. Công ty còn thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện với CN để lắng nghe thắc mắc, kiến  nghị về chế độ chính sách, phúc lợi… “Nhờ tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau, chúng tôi đã từng bước tạo dựng được QHLĐ tốt đẹp, hạn chế được từ gốc bất đồng, tranh chấp” - bà Yến nói.

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TPHCM, từ năm 2009 đến nay, toàn TP đã xảy ra 437 vụ tranh chấp lao động tập thể, trong đó năm 2012 là 105 vụ. Bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH TPHCM, nhận định hầu hết các vụ tranh chấp không thông qua quá trình thương lượng và việc giải quyết chỉ xảy ra sau khi người lao động (NLĐ) đã ngừng việc. “Do vậy, cần thiết phải thận trọng, đề phòng các nguy cơ bất ổn phát sinh từ QHLĐ. Ngoài việc thực hiện tuyên truyền pháp luật, tăng cường công tác quản lý, quan trọng nhất là triển khai các giải pháp thúc đẩy cơ chế đối thoại. Đây là yếu tố then chốt để giải quyết các bất đồng, tiến tới xây dựng QHLĐ hài hòa trong DN” - bà Dân khẳng định.

Ông Nguyễn Văn Rảnh, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng QHLĐ, hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN TPHCM, đồng tình với nhận định này. Ông nhấn mạnh: Các DN cần  xây dựng cơ chế và tăng cường đối thoại, trong đó phải phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của tổ chức CĐ.

Nền tảng là sự chăm lo

Thời gian qua, bên cạnh chú trọng đối thoại, nhiều DN còn quan tâm hơn đến việc chăm lo cho NLĐ, xem đây là cách để xây dựng QHLĐ hài hòa. Tại Công ty Công nghiệp Đức Bổn (quận 7 - TPHCM), mỗi năm có hàng trăm suất học bổng được trao cho con CNVC-LĐ; việc thăm hỏi, hỗ trợ CNVC-LĐ gặp khó khăn, bệnh tật diễn ra thường xuyên… Ông Phan Như Bình, Chủ tịch CĐ Công ty Công nghiệp Đức Bổn, nhìn nhận: “Chính sự chăm lo đó đã tạo động lực để NLĐ đồng hành, vượt khó cùng công ty. Mỗi NLĐ đều ý thức nâng cao năng suất lao động, cố gắng giảm thiểu hư hao sản phẩm, nguyên vật liệu; tiết kiệm tối đa chi phí”.

Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, cũng cho rằng tăng cường hỗ trợ, chăm lo cho NLĐ không chỉ giúp họ yên tâm làm việc mà còn là nền tảng cho việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ. Ý thức được điều đó, thời gian qua, Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM phối hợp với các DN đẩy mạnh chăm lo đời sống NLĐ. Điển hình như xây nhà trẻ tại 6 KCX-KCN, đưa vào sử dụng 11 khu lưu trú phục vụ hơn 11.000 CN, mở 4 phòng khám đa khoa để chăm sóc sức khỏe cho CN. Bên cạnh đó là việc xây dựng và đưa vào sử dụng 3 trung tâm sinh hoạt CN, mở các cửa hàng tiện lợi, triển khai chương trình bình ổn giá phục vụ NLĐ…

Năm nhóm giải pháp phát triển QHLĐ

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển QHLĐ (Bộ LĐ-TB-XH), đã giới thiệu đề án phát triển QHLĐ tại TPHCM giai đoạn 2013-2020. Đề án đưa ra 5 nhóm giải pháp phát triển QHLĐ, gồm: Nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ QHLĐ của cơ quan Nhà nước và các thiết chế QHLĐ; tăng cường năng lực của các chủ thể trong QHLĐ; tạo lập và nâng cao hiệu quả đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể; phát triển các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo