xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trứ danh bánh phồng Sơn Đốc

Bài và ảnh: NHÃ PHƯƠNG

Hương vị khó quên của bánh phồng Sơn Đốc làm say lòng khách phương xa

Sơn Đốc (nay là xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) từ xưa nổi tiếng với nghề làm bánh phồng. Sự hòa quyện từ mùi thơm của hương nếp, béo ngậy của dừa, vị ngọt thanh của đường mía đã tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc mang hương vị dân dã, ngọt thơm, không nơi nào sánh kịp.

Đặc sản xứ dừa

Dạo một vòng xã Hưng Nhượng, ở đâu chúng tôi cũng nghe âm thanh “thình thịch” của tiếng chày quết bánh.  Ghé thăm lò bánh Út Nhỏ của bà Đặng Thị Anh ở ấp 2 nổi tiếng với truyền thống 4 đời làm bánh phồng, chúng tôi chứng kiến không khí làm việc khá tất bật. Người thì nhóm bếp nấu nếp quết bánh, người vắt nước cốt dừa, người thì cán bánh. Mùi thơm của nước cốt dừa tươi cùng những gia vị như vani... hòa quyện vào nhau thơm lừng.

Nghề làm bánh phồng phát triển đã tạo cơ hội để người nghèo ổn định cuộc sống
Nghề làm bánh phồng phát triển đã tạo cơ hội để người nghèo ổn định cuộc sống

Bà Út Nhỏ năm nay đã ngoài 70 tuổi song tác phong vẫn hết sức nhanh nhẹn. Từ nhỏ, bé Út Nhỏ đã biết phụ bà ngoại cán bánh, vắt nước cốt dừa và phơi bánh. Từ những việc đơn giản đến những khâu phức tạp, cứ thế, đam mê với nghề làm bánh lớn dần trong cô bé Út. Với gần 60 năm kinh nghiệm trong nghề, bà Út Nhỏ được xem là nghệ nhân làm bánh phồng số 1 ở xã. Tận mắt xem bà hướng dẫn thợ thực hiện các công đoạn như quết nếp, trở với nước cốt dừa, thêm gia vị và cán bánh... mới thấy được sự tận tâm và tay nghề của bà.

Chia sẻ kinh nghiệm để có một chiếc bánh ngon, bà Út Nhỏ bật mí: “Khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Nếp dùng làm bánh nhất thiết phải là nếp hảo hạng, còn dừa lấy nước cốt chỉ chọn loại dừa vừa khô tới. Trung bình 10 lít nếp sẽ cần 6-10 trái dừa khô loại 1, cùng 2,2 kg đường đối với bánh ngọt, 1,4 kg đường với bánh trắng. Nếp được ngâm vài giờ cho mềm rồi đem xôi, sau đó mang lên cối quết. Cũng theo bà Út Nhỏ, bánh ngon hay không tùy thuộc người trở bột, phải trở đều, nhanh và liên tục thì bột mới nhuyễn, bánh khi nướng mới nổi, xốp được. Khi cán bánh, người bóc bột phải bóc đều cho từng viên bột có trọng lượng như nhau, phải thiệt khéo để cho bánh tròn đều.

Món quà quê ý nghĩa

Bánh phồng Sơn Đốc thơm ngon bởi tinh túy của nước cốt dừa, xốp dẻo và béo, rất khó lẫn với bất cứ thứ quà quê nào khác. Bên cạnh việc sản xuất bánh theo kiểu truyền thống, bà Út Nhỏ còn thử chế biến nhiều loại bánh phồng khác như: bánh phồng hột gà, bánh phồng mít, bánh phồng sầu riêng, bánh phồng mặn (tôm)… để đáp ứng nhu cầu của khách. Kinh nghiệm dày dặn nên chất lượng bánh của lò bà Út luôn ở vị trí số 1.

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, bà Út được bà con trong vùng nể trọng bởi sự rộng lượng, sẵn sàng truyền nghề cho người nghèo có nhu cầu. Ông Lê Văn Xổng, cùng ấp, được xem là một trong những học trò giỏi nhất của bà Út Nhỏ. Chịu khó học nghề nên chỉ sau vài năm, ông Tư Xổng đã xin mở lò riêng. 20 năm qua, không chỉ kế thừa tinh hoa từ người thầy đầy tâm huyết là bà Út Nhỏ, ông Tư Xổng còn mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào nghề làm bánh. Ban đầu, nguồn vốn chưa nhiều, ông Tư Xổng chỉ sắm chiếc máy quết bánh chạy điện, lúc ăn nên làm ra, ông mua thêm chiếc máy cán bánh. “Thị trường cạnh tranh khốc liệt nên đòi hỏi các lò bánh phải đầu tư máy móc thay vì tận dụng sức người như trước đây, có như vậy mới tăng năng suất lao động, bảo đảm vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm” - ông Tư Xổng cho biết. Nhờ hiện đại hóa quy trình sản xuất nên những chiếc bánh do lò ông Tư Xổng làm ra không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, hợp vệ sinh… được khách hàng ưa chuộng.

Nhiều năm qua, nghề làm bánh phồng đã mang lại cho các hộ sản xuất cuộc sống khá giả, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động địa phương. Đến nay, toàn xã Hưng Nhượng đã có 70 lò. Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước, bánh phồng Sơn Đốc còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Để giúp làng nghề có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường, từ năm 2001, HTX Bánh phồng Sơn Đốc được hình thành. Với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, nhiều hộ đã được cấp “Giấy chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo