Trong đó, phân nửa số vụ xảy ra tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản. Khảo sát cho thấy nguyên nhân ngừng việc là do DN không rạch ròi trong việc trả lương - thưởng, chây ì trích nộp BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp, tùy tiện áp đặt chính sách... gây ức chế cho người lao động (NLĐ). Các Công đoàn (CĐ) cấp trên cơ sở đã chủ động phối hợp với cơ quan quản lý lao động can thiệp nhằm ổn định tình hình, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ. Qua đối thoại, các DN đã cam kết thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho NLĐ theo khuyến nghị của các cơ quan chức năng.
Ngoài việc tăng cường tư vấn pháp luật và hỗ trợ CĐ cơ sở tổ chức đối thoại với DN nhằm giải quyết bức xúc của NLĐ, LĐLĐ TP còn tập trung chỉ đạo CĐ cấp trên cơ sở tập hợp hồ sơ, hỗ trợ thủ tục để NLĐ khởi kiện chủ DN bỏ trốn, “xù” quyền lợi BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ. Bên cạnh đó, các CĐ cấp trên cơ sở còn chủ động liên hệ giới thiệu việc làm mới cho công nhân mất việc tại các DN phá sản, ngừng hoạt động.
Bình luận (0)