Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính, mục tiêu của việc tuyên dương nhằm giới thiệu tới đông đảo cán bộ CĐ, người lao động (NLĐ) và xã hội những điển hình tiêu biểu trong hoạt động CĐ tại cơ sở, trong công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thông qua thực hiện tốt công tác TƯLĐTT và đối thoại, từ đó nhân rộng các điển hình tiêu biểu trong toàn hệ thống.
Ông Lê Trần Thanh Hải, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Triple Việt Nam - một thủ lĩnh CĐ tiêu biểu trong công tác đối thoại tại TP HCM
Chủ tịch CĐ cơ sở được lựa chọn phải thực sự xuất sắc tiêu biểu, có đóng góp quan trọng, thực chất trong việc thương lượng, ký kết thành công, tổ chức thực hiện hiệu quả TƯLĐTT và ĐT. Ưu tiên chủ tịch CĐ cơ sổ trong doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân hoặc doanh nghiệp có từ 1.000 người lao động trở lên hoặc tỷ lệ NLĐ là đoàn viên CĐ đạt từ 80% trở lên. CĐCS nơi có chủ tịch CĐ cơ sở được đề nghị tuyên dương đạt danh hiệu "CĐ cơ sở vững mạnh" trong năm 2016.
Các tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể bao gồm:
* Đối với chủ tịch CĐCS được tuyên dương
- Là chủ tịch CĐ cơ sở năng động, sáng tạo, có đạo đức tốt, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của DN.
- Bên cạnh làm tốt công tác TƯLĐTT và đối thoại, chủ tịch CĐ cơ sở được tuyên dương tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực ở cơ sở, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh và sự phát triển của DN.
* Đối với công tác TƯLĐTT
- TƯLĐTT được ký kết trong khoảng thời gian các năm 2015, 2016 hoặc 2017 nhưng phải đang còn hiệu lực ít nhất đến hết năm 2017 và được CĐ cấp trên chấm điểm đạt từ loại B trở lên (theo Hướng dẫn số 1580/HD-TLĐ ngày 21-10-2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT của CĐ cơ sở).
- TƯLĐTT được ký kết và thực hiện nghiêm túc là kết qủa của quá trình thương lượng tích cực, chủ động, bền bỉ và giám sát thường xuyên việc thực hiện của ban chấp hành CĐ, đứng đầu là chủ tịch CĐ cơ sở.
- Chủ tịch CĐ cơ sở chủ trì cùng ban chấp hành CĐ cơ sở thương lượng thành công, ký kết được TƯLĐTT cấp DN có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ, nhất là các điều khoản về lương, thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca, chính sách cho lao động nữ… và được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tại DN.
* Đối với công tác đối thoại
- Ban chấp hành CĐ cơ sở, đứng đầu là chủ tịch CĐ cơ sở đã làm tốt công tác phối hợp với người sử dụng lao động NSDLĐ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19-6-2013 của Chính phủ Quy định chi tiết khoản 3, điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Việc đối thoại tại nơi làm việc đã kịp thời giải quyết được những yêu cầu hợp pháp, chính đáng của NLĐ, nhất là những vấn đề lớn, bức xúc, được đông đảo NLĐ quan tâm.
* Về tác động của TƯLĐTT và đối thoại đối với NLĐ và DN
- Việc thực hiện tốt công tác TƯLĐTT và đối thoại đã góp phần nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ, giải quyết kịp thời những yêu cầu hợp pháp, chính đáng của họ.
- Công tác TƯLĐTT và đối thoại tạo động lực để NLĐ tăng năng suất, gắn bó DN, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho DN.
Bình luận (0)