xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng xử kém gây tranh chấp

Bài và ảnh: MAI CHI

Trong quan hệ lao động, khi phát sinh vấn đề nhỏ nhưng việc xử sự không khéo của các bên sẽ gây ra tranh chấp không đáng có

Trong đơn gửi đến Báo Người Lao Động, bà Đ.B.L, nhân viên nấu bếp Công ty TNHH A.S (quận Bình Thạnh, TP HCM), trình bày: “Do công việc quá nhiều, tôi đã nhiều lần đề xuất công ty bố trí thêm người nhưng bị phớt lờ. Ngày 7-11, tôi gọi điện lên công ty báo xin thôi việc. Đáng lý tôi sẽ nghỉ việc sau khi báo trước cho công ty 3 ngày nhưng khi gọi điện về công ty, anh V., trưởng chi nhánh, trả lời muốn nghỉ thì cứ làm đơn, công ty sẽ duyệt nhưng không trả lương. Bực mình, tôi gửi đơn cho chị C., giám sát, rồi nghỉ luôn. Công ty nói tôi vi phạm hợp đồng lao động nên trừ hết lương. Đã vậy, anh V. còn thách thức khiến tôi bức xúc”.

Kiện cho bõ tức

Bà L. bắt đầu làm việc tại Công ty TNHH A.S từ ngày 27-9. Theo bà L., hai bên thỏa thuận thời gian thử việc 1 tháng với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Do đã gần 50 tuổi, lại phải làm việc từ 7 giờ đến 19 giờ, không có thời gian nghỉ ngơi và mỗi tháng chỉ được nghỉ 2 ngày nên bà L. đuối sức. “Khi nghỉ việc, tôi còn 14 ngày lương chưa lãnh nhưng công ty chỉ thanh toán 37.190 đồng. Tôi chưa ký hợp đồng, sao công ty lại nói tôi vi phạm hợp đồng?” - bà L. thắc mắc. Khi làm việc với phía Công ty TNHH A.S, bà L.T.H, trưởng phòng nhân sự, cho rằng theo quy định, sau khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn làm việc bình thường và người sử dụng lao động không có ý kiến gì thì giữa 2 bên đã xác lập quan hệ lao động. Như vậy, khi nghỉ việc, bà L. phải báo trước cho công ty ít nhất 30 ngày, nếu không thì phải bồi thường. “Mức trừ như vậy là đã giảm nhẹ cho người lao động, giá như bà L. bình tĩnh, trình bày vấn đề một cách ôn hòa thì có thể sự việc đã được giải quyết êm đẹp” - bà H. nhận định. Trong khi đó, bà L. cho biết sẵn sàng bỏ lương nếu công ty giải thích thấu đáo. “Đằng này, công ty lại thách thức nên tôi sẽ thưa đến nơi đến chốn” - bà L. quả quyết.
img
Anh Điền Quốc Vinh (bìa trái) đang trình bày bức xúc với phóng viên BáoNgười Lao Động

Cũng đi kiện vì lời thách thức, anh Điền Quốc Vinh cho biết đầu tháng 10-2013, anh vào làm nhân viên bán hàng cho Công ty CP Dầu thực vật KCF (quận 4, TP HCM). Trong buổi làm việc với giám đốc ngày 25-10, anh đã ký cam kết doanh số bán trong tháng 10. Theo đó, từ ngày 25 đến 31-10, nếu mỗi ngày bán được 1 thùng hàng thì anh sẽ được hưởng lương căn bản là 3,5 triệu đồng/tháng. Anh đã làm đúng cam kết nhưng công ty cho rằng báo cáo khống nên không trả lương. Đã vậy, người quản lý bộ phận còn thách anh đi thưa vì công ty có văn phòng luật. “Công ty đã không trả lương mà còn thách thức nên tôi phải kiện cho ra ngô, ra khoai” - anh Vinh bức xúc.

Phạm luật vì nóng vội

Mới đây, tại một công ty dịch vụ công ích ở quận 1, TP HCM đã xảy ra tranh chấp lao động do cách xử lý vấn đề nóng vội của giám đốc. Ông Đ., giám đốc công ty, nhận được phản ánh của tập thể công nhân (CN) về việc chị C., tổ trưởng, cậy quyền thế hay la mắng, hù dọa và phân công lao động không hợp lý làm ảnh hưởng sức khỏe CN, chất lượng công việc. Ngày 13-10, công ty tổ chức họp nghe CN trình bày bức xúc, sau đó yêu cầu chị C. làm kiểm điểm.

Ngày 6-11, công ty họp xử lý vụ việc. Tại cuộc họp, lãnh đạo kết luận chị C. không hoàn thành nhiệm vụ, có thái độ trù dập và xúc phạm CN. Ngay trong ngày, công ty ra quyết định cách chức, chuyển chị xuống làm CN trực tiếp. Trước đó nửa tháng, khi chị C. còn đương nhiệm, giám đốc đã quyết định bổ nhiệm một CN khác làm tổ trưởng. Sau sự việc trên, chị C. gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng. Theo luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và cộng sự, dù lẽ phải thuộc về chị C. hay CN thì khi tiến hành xử lý kỷ luật, công ty phải tuân thủ quy trình xử lý kỷ luật lao động và phải chứng minh được lỗi của chị C. Trong khi đó, giám đốc lại quá nóng vội, không làm đúng quy trình nên vô tình phạm luật.

Văn hóa doanh nghiệp

Ông Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Công ty CP Anh Dương (quận 5, TP HCM), nhận định: Để xảy ra tranh chấp dù lớn hay nhỏ đều làm ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty vì văn hóa ứng xử cũng chính là văn hóa doanh nghiệp. Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc và sự thành công của doanh nghiệp. Nếu cách cư xử được mọi người hưởng ứng sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát triển khả năng của mọi thành viên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo