Đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, với việc thực dân Pháp triển khai công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đã thúc đẩy sự ra đời của lực lượng CN tương đối mạnh. Số lượng CN và lao động làm thuê đã lên đến 100.000 người, trong đó, khoảng 1/4 CN công nghiệp. Đội ngũ CN này phần lớn nằm trong các nhà máy Ba Son (1864), Nhà máy Đèn Chợ Quán, Nhà máy Rượu Bình Tây (1901), Nhà máy Bia nước ngọt BGI (1929)... vốn là mạch máu kinh tế quan trọng của thực dân Pháp để khai thác thuộc địa. Giai cấp CN chịu ba tầng áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư sản. Vì vậy, giai cấp CN lúc bấy giờ tuy còn trẻ, số lượng không nhiều, trình độ văn hóa kỹ thuật còn hạn chế, nhưng lại là đại biểu cho lực lượng tiến bộ nhất, có ý thức chống áp bức bóc lột, có tinh thần đoàn kết... nên vừa ra đời giai cấp CN Sài Gòn đã đóng vai trò nòng cốt trong phong trào dân tộc mang tính chất cách mạng, yêu nước đòi dân sinh dân chủ sớm liên minh với nông dân, trí thức và các lực lượng yêu nước khác.
Từ khi ra đời, CN TP đã tập hợp trong tổ chức đầu tiên là Công hội bí mật (1920) do Tôn Đức Thắng lãnh đạo đấu tranh. Trong Cách mạng Tháng Tám với tên gọi Tổng Công đoàn Nam Bộ và Hội Lao động Giải phóng miền Nam sau là Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam góp phần hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc và hiện nay là LĐLĐ TPHCM đang tiếp tục xây dựng TP, đất nước.
Cuối năm 2002 này, UBND TPHCM sẽ ký quyết định công nhận trụ sở của LĐLĐ TP là di tích lịch sử cách mạng. Việc xây dựng Nhà truyền thống “Công nhân - Công đoàn TP” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử CN - Công đoàn TP” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử CN - CĐ TP từ 1920 đến đầu thế kỷ 21. Qua đó nâng cao niềm tự hào giai cấp, tinh thần tiến công cách mạng không ngừng rèn luyện vươn lên làm rõ nòng cốt đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công.
Để chuẩn bị thực hiện trưng bày tại di tích lịch sử trụ sở Công đoàn TP, số 14 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1, Bảo tàng TPHCM và Ban Tuyên giáo LĐLĐ TPHCM rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cá nhân đóng góp các tư liệu, hiện vật để giới thiệu rộng rãi với công chúng, nhất là thế hệ CN kế thừa, coi đây là những tấm gương để họ có thể học tập và phấn đấu lao động sản xuất, cống hiến tài năng xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Tư liệu, hiện vật quý vị đóng góp có thể là:
- Báo chí, hình ảnh phản ánh về CN TP.
- Huy hiệu, biểu tượng của các xí nghiệp.
- Sổ lương CN.
- Trang phục của CN.
- Mô hình các xí nghiệp, nhà máy hiện đại trong tương lai.
- Mô hình, sản phẩm trong phong trào thi đua sáng kiến kỹ thuật đã được giải thưởng và đang được phát huy.
Bà con ủng hộ tài liệu, hiện vật xin liên hệ: Bảo tàng TPHCM, 114
Ban Tuyên giáo LĐLĐ TPHCM, 14 Cách Mạng Tháng Tám, Q.1. ĐT: 8290826.
Bình luận (0)