xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vất vả nuôi dạy con

Bài và ảnh: NGÂN HÀ

Cuộc sống khó khăn nên nhiều công nhân chỉ quan tâm đến việc nuôi dưỡng, lơ là việc giáo dục con cái

Đối diện với cuộc sống bộn bề khó khăn, số đông công nhân (CN) chỉ nghĩ làm sao đừng để con cái lang thang, đói rách mà ít quan tâm đến chuyện dạy dỗ. Hoàn cảnh sống và suy nghĩ ấy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của trẻ”. Bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn (CĐ) các KCX-KCN TP HCM, đã cho biết như vậy tại buổi tọa đàm “Nuôi dạy con tốt” do Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp Ban Nữ công LĐLĐ TP HCM tổ chức tại KCX Linh Trung 1 mới đây.
img
Thu nhập bấp bênh khiến công nhân gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy con

Ăn chưa no, lo chưa tới

Đó là thực trạng được nhiều CN nêu ra tại buổi tọa đàm. Anh Võ Công Bình, Công ty Upgian - KCX Linh Trung 1, nói: “Tăng ca bù đầu bù cổ nhưng thu nhập vợ chồng tôi cũng chỉ hơn 9 triệu đồng/tháng. Tiền nhà hết 1,5 triệu đồng, tiền học cho 2 đứa con (lớp 1 và lớp 3) là 2,5 triệu đồng, rồi tiền sữa, tiền ăn, tiền đám tiệc... Tiền nhà, tiền học, tiền sữa cho con là những khoản cố định, không thể tiết kiệm được nên phải tiết kiệm trong từng bữa ăn”. Để giảm chi tiêu, buổi tối, vợ anh Bình thường nấu cơm nhiều hơn một chút và dành chút thức ăn để cả gia đình lót dạ vào sáng hôm sau. “Chịu khó như vậy sẽ tiết kiệm được bữa sáng, bữa trưa thì vợ chồng ăn ở công ty, con ăn ở trường, chỉ còn lo bữa tối” - anh Bình cho biết.

Không chỉ bữa cơm bị teo tóp, đáng lo nhất với những gia đình CN là những đứa trẻ không hưởng được trọn vẹn tình yêu thương của cha mẹ. “Nhiều CN phải nén lòng gửi con về quê để có thời gian tăng ca cải thiện thu nhập, chịu đựng nỗi nhớ con giày vò. Đau nhất là nhiều chị về quê thăm mà con không nhận ra mẹ” - chị Trần Ngọc Nga, Công ty Freetrend - KCX Linh Trung 1, chua xót. Áp lực công việc cũng khiến mẹ con chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, CN Công ty Domex, ít có thời gian gần gũi nhau. Nhiều hôm tăng ca, về tới nhà trọ đã 19 giờ. Loay hoay lo cơm nước, dọn dẹp xong thì các con đã đi ngủ. Chuyện học hành hầu như bọn trẻ tự xoay sở vì ba mẹ không có thời gian. Thương con một mình tự lo nhưng chị Thảo cũng đành chịu. Nhiều CN đặc biệt lo ngại khi con cái bước vào tuổi dậy thì. Kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính hạn chế khiến họ không thể dạy con cách ứng xử phù hợp với bạn khác giới.

Trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ

Nhiều cán bộ CĐ không ngần ngại chỉ ra thực tế trong suy nghĩ của nhiều nam CN, việc chăm sóc con cái là của phụ nữ, từ đó ít quan tâm, chia sẻ việc nhà và nuôi dạy con cái với vợ. Nhiều nữ CN dự tọa đàm phản ánh đi làm về, trong khi họ loay hoay với hàng đống việc, từ đón con, lo cơm nước... thì chồng chỉ ngồi xem tivi hoặc la cà quán xá nhậu nhẹt. Đồng cảm với khó khăn ấy của nữ CN, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, nhấn mạnh: “Chăm sóc con cái là trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ, các ông bố không nên đẩy hết trách nhiệm cho vợ”.

Lấy thực tế từ chính gia đình mình, anh Đặng Phi Phong, cán bộ chuyên trách CĐ các KCX-KCN TP, cho biết vì vợ bị bệnh tim nên con trai anh sinh ra chỉ nặng 2,4 kg, phải nằm lồng kính. Vợ sinh mổ, không có sữa, một mình anh vừa làm cha vừa làm mẹ. “Lương tháng chỉ đủ tiền mua sữa cho con, trong khi vợ lại bệnh khiến tôi mất ăn mất ngủ. Để tìm được lối thoát, tôi và vợ đã phải tìm mọi cách” - anh Phong tâm sự.

Cố gắng gần gũi, quan tâm là điều mà anh Đỗ Khắc Cường, Công ty DI - KCX Linh Trung 2, đang thực hiện với cậu con trai 14 tuổi. Vợ chồng cùng làm CN nên cuộc sống rất khó khăn. Hết thời gian nghỉ thai sản, vợ anh Cường phải trở lại công ty làm việc và gửi con về quê cho ông bà. “Thời gian xa con là những ngày tháng chúng tôi nơm nớp lo sợ. Nhiều người cũng vì hoàn cảnh giống tôi mà mất con vĩnh viễn vì trẻ gặp tai nạn, ông bà thì già yếu không thể quán xuyến được” - anh Cường kể. Từ suy nghĩ ấy, trong 15 năm làm việc tại TP, vợ chồng anh Cường đã tích cóp mua được một căn nhà nhỏ tại quận 9 rồi đưa con về ở cùng để có thể gần gũi, dạy dỗ.

Nam giới cần sẻ chia

“Các cấp CĐ phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề về sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con tốt bằng các hình thức sinh động, sáng tạo để thu hút các gia đình CN tham gia. Bên cạnh đó, thường xuyên gần gũi, quan tâm đến các gia đình CN để giúp đỡ, hỗ trợ họ kịp thời. Về phía nữ CN, các chị nên khuyến khích nam giới quan tâm, chia sẻ việc nhà” - bà Đỗ Thị Yên, Phó Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam, góp ý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo