Theo thống kê của BHXH Việt Nam, trong quý I/2022, cả nước có trên 208.000 người rút BHXH một lần, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính trong 4 tháng đầu năm 2022, cả nước có trên 302.000 người rút BHXH một lần, giảm 3% so với 4 tháng của năm trước. Riêng trong tháng 4-2022, cả nước có trên 93.000 người rút BHXH một lần, giảm 10% so với tháng 4-2021.
Đáng lưu ý là có tới 97% người chọn rút một lần là lao động sau 1 năm nghỉ việc không đóng BHXH. Tỉ lệ này ở nữ giới trên 55%, cao hơn nam giới. Tuổi của lao động rút BHXH một lần ngày càng trẻ, phổ biến ở tuổi dưới 40, trong đó phần lớn chỉ 20-30 tuổi và hầu hết ở khu vực ngoài nhà nước. Theo BHXH Việt Nam, giai đoạn 2016-2021, đã có hơn 4,59 triệu người hưởng BHXH một lần, trung bình cứ 2 người tham gia BHXH có 1 người rút một lần và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Theo BHXH Việt Nam, giai đoạn 2016-2021, đã có hơn 4,59 triệu người hưởng BHXH một lần, trung bình cứ 2 người tham gia BHXH có 1 người rút một lần và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Theo nhiều bạn đọc, việc các chuyên gia nhận thấy, khi người lao động túng thiếu đến nỗi đi vay lãi suất cao, hoặc cầm cố, "bán lúa non" sổ BHXH chỉ bằng 50-60% giá trị thực lãnh, vậy thì phương án lãnh BHXH một lần là tất yếu. Tuổi hưu tăng, chính sách hưởng bảo hiểm cũng thay đổi, nên việc rút BHXH một lần cũng là cũng là dễ hiểu. Nếu chính sách BHXH không thay đổi tích cực thì số người rút BHXH 1 lần sẽ còn nhiều.
Góp ý vấn đề này, nhiều độc giả Báo Người Lao Động cho rằng Nhà nước cần thiết kế chính sách đồng bộ để vừa có thể thu hút người tham gia vừa hạn chế tình trạng nhận BHXH ở người trẻ. Bạn đọc Kim Thương bày tỏ: "Nhà nước phải lần dò tìm đúng những nguyên nhân nào tỉ lệ rút BHXH một lần và phải giải quyết cái gốc của những nguyên nhân đó. Để giữ ổn định quỹ BHXH phải sử dụng đúng mục đích đồng tiền của người lao động và doanh nghiệp đóng góp; đầu tư thì phải sinh lời và thu hồi được vốn và lãi, bộ máy tinh giảm thật gọn. Phân tích thêm, bạn đọc này cho rằng việc tăng tuổi nghỉ lương hưu cũng là nguyên nhân NLĐ rút một lần vì chưa lĩnh lương hưu thì bệnh tật mất rồi. Nhà nuốc phải có chế độ trợ cấp sao cho họ có một khoản tiền để ngày có hai bữa cơm trước khi được lĩnh tiền hưu mà không tìm được công ăn việc làm.
Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Giang cho rằng mức hưởng lương hưu thấp, đa phần người lao động là công nhân nhà máy họ đóng ở mức không cao, dù cho có lãnh lương hưu cũng không đủ sống, nên thà rút ra tìm cơ hội. Do vậy, Nhà nước nên có chính sách bảo trợ xã hội đi kèm như được ở nhà ở xã hội, viện dưỡng lão…
Cứ 2 người tham gia BHXH có 1 người rút một lần và năm sau luôn cao hơn năm trước.
Tương tự, một bạn đọc tên Vinh cũng bày tỏ: "Không có chính sách hỗ trợ, lại không cho rút bảo hiểm, vậy trước mắt người lao động sống thế nào để đợi được đến cái ngày nhận lương hưu? Mà không làm ra tiền thì cũng phải dừng đóng bảo hiểm, vậy đến khi về hưu thì lương được mấy đồng? Mặt khác tiền BHXH là của người lao động, sao lại không cho họ lấy lại?". Theo một bạn đọc giấu tên, lý do lớn nhất khiến người lao động rút BHXH 1 lần vì độ tuổi hưởng lương hưu càng ngày càng tăng. Nếu thất nghiệp ở độ tuổi ngoài 40 thì hầu như không tìm được việc làm. Nếu có hệ thống hưu trí hoặc trợ cấp đa tầng, bắt đầu từ 50 tuổi thì họ mới có khả năng tham gia tiếp BHXH.
Bình luận (0)