Hiện có khoảng gần 3.000 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được đăng bạ, trong đó nhiều nhất là Malaysia với gần 1.000 kỹ sư, Lào là quốc gia ít nhất (chỉ có 6 kỹ sư).
Để được đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp, ứng viên phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn chính: tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật, hoạt động liên tục trong lĩnh vực 7 năm, trong đó 2 năm giữ vị trí chủ chốt (chủ nhiệm dự án, trưởng nhóm...), tham gia quá trình đào tạo liên tục và có đạo đức nghề nghiệp. Người kỹ sư cũng cần có khả năng giao dịch bằng tiếng Anh, tự nguyện tham gia hoạt động của liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN và đóng hội phí theo quy định.
Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN có nhiều quyền lợi bởi đây là một chứng chỉ có giá trị, uy tín quốc tế cao về chuyên môn. Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN được tham gia các hoạt động của Liên đoàn Các tổ chức kỹ sư ASEAN (AFEO); được cấp chứng chỉ công nhận và được dùng chứng chỉ này để hành nghề trong và ngoài nước; được tham gia các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị khoa học... với chi phí ưu đãi…
Nghĩa vụ quan trọng nhất của người kỹ sư sau khi được đăng bạ là phải không ngừng học tập để hoàn thiện kiến thức của mình về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản lý, điều hành chỉ đạo và các kiến thức về quản lý kinh tế, tài chính, nhân lực, vật tư, thiết bị... phù hợp với lĩnh vực công tác của mình.
Bình luận (0)