xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vua vải Lục Ngạn bên bờ sông K’Rông Nô

Theo An Nhiên (Báo Lâm Đồng)

Từ một vải giống cây giống ban đầu, ông Nguyễn Đình Đãi  (Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã gây dựng nên vườn vải thuần giống Lục Ngạn đơm hoa kết trái trên vùng đất mới bên sông K’Rông Nô

Một cán bộ của xã Đạ Rsal đưa chúng tôi đến thăm mô hình làm kinh tế vườn trồng xen 3 loại cây hiệu quả, trong đó cây vải Lục Ngạn cho thu nhập chính. Chủ vườn, ông Nguyễn Đình Đãi, hồ hởi nhiệt tình dẫn chúng tôi ra vườn sau nhà khoe vườn vải đang mùa kết trái từng chùm. Rồi ông chỉ vào gốc cây cổ thụ lớn nhất vườn nói: "Đây là cây vải có tuổi đời 15 năm - từ năm 2002, dấu mốc mà gia đình tôi chuyển từ Bắc Giang vào thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal, Lâm Đồng lập nghiệp. Khi đó, trong hành trang mang theo có 5 cây giống vải Lục Ngạn mà tôi trồng chết hết 4 cây, chỉ sống được 1 cây này. Từ cái cây này tôi nhân giống chiết cành ra giờ đã được 140 cây trong vườn rồi".

Chăm vải như chăm con mọn

Là người thuần thục kinh nghiệm trồng vải ở quê hương Bắc Giang, ông Đãi đã chăm sóc kỹ lưỡng 1 cây vải giống duy nhất còn sống vì ông muốn thí điểm cây vải Lục Ngạn trên đất mới, ông nói: "Tôi chăm sóc theo dõi cây này để tôi xem nó có biến đổi gen và có ra quả được hay không. Và rồi nó đã ra quả và tôi đã gửi quả về quê ăn so sánh nó còn ngon hơn ngoài quê; quả to, trái nhiều". Ông đưa tay giới thiệu: "Cây này là cây đầu tiên, cây thứ 2 ở tút đầu kia; còn mấy cây đây là con, cháu của nó nhiều. Lúc đầu, tôi không dám mạnh dạn vì vừa làm vừa học, học hỏi nghiên cứu vì ở Bắc Giang vào đây thì thổ nhưỡng khác xa, khí hậu không giống nhau. Từ cái cây giống này tôi nhân ra, vườn vải của tôi là đúng một gen không pha tạp một loại nào nữa. Tôi chiết cành ra vì ở Bắc Giang tôi đã trồng vải kinh nghiệm rồi".

Vua vải Lục Ngạn bên bờ sông K’Rông Nô - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đình Đãi - chủ nhân vườn vải Lục Ngạn ở thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal , Đam Rông. Ảnh: An Nhiên

Trên quê hương mới chỉ 3 năm sau - tức là năm 2005 cây vải cho ra hoa kết trái liên tục. Chính vì vậy, ông Đãi nghĩ ra ý tưởng thử nghiệm và theo đuổi mục đích làm kinh tế từ cây vải Lục Ngạn trên vùng đất mới vừa khuây khỏa được tinh thần nhớ quê vừa phù hợp với kinh nghiệm trồng cây vốn có của mình. Ông nhân giống lên và rất quý cây vải đầu dòng, đất mới ưu đãi người khách phương xa đến lập nghiệp. Ông Đãi cho biết: "Bình thường trồng vải 3 năm thì ra trái, nhưng tôi trồng có những cây còn bé tí đã ra trái, còn những cây chăm sóc tốt thì 2 năm cho trái. Đặc thù cây vải là tán mâm xôi, vào lúc cây 4 năm tuổi nó vừa cho ra trái vừa tạo tán rất đẹp - đây là thời kỳ cây đẹp vì vừa tuổi cây vừa hoàn chỉnh tổ hợp rễ".

Có 100/140 cây vải trong vườn cho thu hoạch, năm nay là năm thu hoạch thứ 4. Năm ngoái, cứ mỗi cây vải cho thu hoạch từ 45 - 50 kg trái/năm, với giá 35.000 đồng/kg được (mối) khách hàng ở chợ Đạ Rsal vô tận vườn thu mua. Ông Đãi khoe: "Vải tôi chỉ phục vụ đủ ngay chợ xã chứ chưa đi ra khỏi chợ Đạ Rsal, tiểu thương vào đây mua hết, nếu cần quá họ lên vườn họ bẻ luôn chứ không cần đến mình bẻ nữa. Vườn vải đều đặn 1 năm cho thu hoạch 1 lần vào cuối tháng 5". Bên cạnh đó, ông Đãi có vườn ươm giống cây vải đã cung cấp ra thị trường 10.000 cây giống cho khách hàng vùng Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, với giá 40.000 đồng/cây, sau khi chiết cành vào bầu chăm sóc cây giống qua 2,5 tháng là xuất giống.

Sống khỏe với mô hình xen canh

Bên cây vải, vườn nhà ông Đãi còn trồng tiêu và cà phê. Ông nói rằng: "Gia đình tôi chỉ với 1,4 ha đất vườn thôi nhưng trồng 3 loại cây này trên một diện tích cho thu hoạch rất tốt. Bình quân mỗi năm cà phê thu 2 tấn, tiêu 2 tạ, vải 8 - 10 tấn. Cho nên, mô hình trồng xen canh như thế này rất có hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa, tôi thấy không cần đầu tư nhiều đất đai mà còn tiết kiệm được công chăm sóc".

Theo chủ nhân vườn vải Lục Ngạn này thì việc chăm sóc cây vải rất đơn giản, cây chịu hạn tốt nên ít công chăm sóc, ít bệnh. Ông chia sẻ kinh nghiệm: "Cây vải nó không có bệnh thán thư rỉ sắt, nó không có bệnh nấm hồng, nứt thân xì mủ, bởi vậy giảm được công chăm sóc. Việc của mình chỉ có phần lớn tập trung bảo vệ chồi non, khi cây đã ra quả lúc đấy ta cần bảo vệ để bảo vệ quả non, đồng thời bảo vệ chùm hoa cho sâu khỏi cắn phá. Khi quả vải đã trưởng thành thì bảo vệ cho sâu không đục cuống quả và sâu đục quả. Dùng thuốc chủ yếu là khi đọt non của nó ra thì phải chú ý xem có sâu không, nếu có sâu thì phải xịt thuốc để bảo vệ đọt non nếu không thì sâu ăn đọt sẽ không lên được. Khi lá vải đã già rồi thì sâu không có gì ăn cả, không rầy, không rệp, không có gì bu, ít bệnh trên lá".

Bằng kinh nghiệm trồng 3 cây xen canh, ông Đãi nhận định: "Cây cà phê có thế mạnh riêng, cây tiêu cũng có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì cây vải thu hoạch cực kỳ nhanh, thời gian chăm sóc rất ngắn, bởi vậy khi thu rất dễ thu hoạch, ít công, giá cả cao. Cây vải cho năng suất rất cao hơn những cây trồng khác, vì xác suất rủi ro nó không có. So với cây cà phê, thu nhập từ vải này cao hơn nhiều lần. Tôi chỉ nói làm được 100 triệu đồng tiền vải thì tôi mất ít công và ít đầu tư lắm, chứ làm 100 triệu đồng cà phê thì tôi thấy nó quá trời luôn đó. Nói luôn là 100 triệu đồng tương đương 2 tấn cà phê, vừa rồi mùa thu hái tôi thuê không được nhân công, công không có, nên cuối cùng hai vợ chồng tôi hái cả tháng trời không hết. Hái xong thì lao đầu đi cắt cành, phơi cũng không được, cực lắm. Tính ra 2 tấn thì cho 45 triệu đồng/1 tấn, quy ra 2 tấn 90 triệu đồng thế rồi trừ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bao bạt, tóm lại nhiều công".

Ông Đãi, 54 tuổi, là lao động chính, trông rất khỏe mạnh, nước da đen bóng, ông khoe còn vác được bao cà phê 50 kg, có thuê thêm công để chăm sóc cà phê, chỉ có 1,4 ha nhưng kêu công hoài không có nên gia đình thường xuyên sử dụng 2 - 3 công để làm cà phê, còn cây vải không cần nhiều công chăm sóc, thu hoạch. Do vậy, hàng ngày, ông Đãi ở vườn để chăm sóc 3 cây trồng cùng một lúc, công việc xã hội cũng sắp xếp lại khi vườn vải nhân rộng, ông không còn làm trưởng thôn Tân Tiến nữa, hiện vẫn giữ chức Chi hội trưởng Cựu chiến binh của thôn.

Nếm nỗi vất vả với cây vải Lục Ngạn trên quê mới cũng nhớ đời, ông Đãi kể: "Năm 2005, cây giống duy nhất cho ra hoa đậu trái, từ đó tôi vừa làm (chiết cành nhân giống) vừa học hỏi, cây ra hoa liên tục, cho đến mùa vải năm 2005 - 2006 do ảnh hưởng El Nino nóng mà cây vải đòi hỏi khi ra hoa đậu quả là phải có một thời gian nhất định từ 18 - 20 độ C trong vòng 200 giờ đồng hồ cho cây vải ra hoa đậu quả, nhưng do lúc đó nóng 24 độ C  là thấp nhất nên cây vải không ra hoa được". Năm nay, nhìn vườn vải rất hứa hẹn bội thu nên giọng ông phấn khởi: "Chúng tôi có gần 100 cây vải có quả sum suê, bạt ngàn trái, nhưng trưa nắng quá tôi không dẫn các bạn đi hết. Ước tính cho thu hoạch 8 - 10 tấn với giá phải trên 40.000 đồng/kg".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo