“Ráng lên con, chỉ vài bước nữa thôi là tới chỗ cô!”. Giọng nói đầy yêu thương của cô Nguyễn Thị Thanh Thúy, một trong những giáo viên phụ trách lớp can thiệp sớm, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, như tiếp thêm động lực cho bé Nguyễn Hạo Nhiên. Dù khá vất vả với những bước đi xiêu vẹo, cuối cùng bé Nhiên cũng nằm gọn trong vòng tay cô Thúy trong sự vui mừng xen lẫn xúc động của mẹ bé - chị Lê Thị Thúy Anh.
Không có tình thương, không thể trụ lại...
Học sinh khiếm thị đang kiểm tra học kỳ trên máy vi tính Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu
Những bàn tay nhỏ chìa ra yếu ớt, những đôi chân xiêu vẹo, sự khiếm khuyết về trí năng của hơn 250 học sinh ở Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu luôn được đón nhận bằng tình thương, sự chăm lo chu đáo của đội ngũ giáo viên nơi đây. Bà Phan Thị Kim Hạnh, Bí thư chi bộ nhà trường, nói trong sự tự hào : “Nếu không có tình thương với các em, chắc chắn sẽ không có ai trụ lại trường”.
“Trẻ em như búp trên cành”- tư tưởng ấy của Bác không chỉ thấm nhuần trong suy nghĩ mà còn trong hành động của những giáo viên nơi đây. Mọi suy nghĩ, hành động chứa chan tình yêu thương dường như được các thầy, cô ở trường dồn hết cho các em, đặc biệt là qua phong trào tự học, tự rèn luyện, phát huy sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học. Tham quan thư viện của trường vào giờ ra chơi, tôi khá ngạc nhiên khi thấy một nhóm học sinh khiếm thị đọc truyện tranh một cách thông suốt. Thầy Trần Phước Thọ, thủ thư, giải thích: “Từ những quyển truyện tranh do nhà trường mua về, tôi bỏ công làm thêm một trang chữ nổi bằng nhựa cứng, lồng ghép xen lẫn các trang để giúp các em có thể đọc dễ dàng”.
Qua vận động của nhà trường, tập thể giáo viên đã dày công nghiên cứu hoàn chỉnh một bộ sách giáo khoa chữ nổi (từ lớp 1 đến lớp 12), giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức lại vừa có thể ôn bài trước khi lên lớp. Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện thành công việc chuyển đổi bộ sách giáo khoa các cấp thành sách chữ nổi nhằm phục vụ việc học tập cho người khiếm thị.
Rèn giũa nhân cách, chắp cánh ước mơ
Thông qua những câu chuyện cảm động, những bài thơ hay về Bác, giáo viên của trường đã cố gắng truyền đạt, làm rõ tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác để các em học tập, phấn đấu. Có một câu chuyện khá xúc động từ những học sinh khiếm thị sau cuộc vận động. Được giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, các em đã tự nguyện đóng góp, thành lập quỹ “Giúp bạn vượt khó”. Mỗi em, dù đóng góp chỉ vài ngàn đồng từ công sức lao động, từ tiền tiết kiệm, song điều đó tràn đầy tinh thần yêu thương. Từ nguồn quỹ này, em Nguyễn Đức Anh Mạnh đã được nhận một suất học bổng 500.000 đồng khi thi đậu vào khoa nhạc Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Với Mạnh, tấm lòng của bạn bè đã tiếp thêm nghị lực để em tiếp tục đến trường.
Em Phan Văn Hiến, học sinh lớp 4, nói: “Với những việc làm cụ thể, chúng con hy vọng đóng góp một chút công sức nhỏ nhoi cho nhà trường và rèn luyện đạo đức để cha mẹ, thầy cô vui lòng”.
Hôm ghé thăm phòng vi tính của trường, tôi khá bất ngờ khi thấy gần chục học sinh làm bài trắc nghiệm các môn xã hội trên máy vi tính. Thầy Đỗ Minh Hoàng Đức, phụ trách phòng vi tính, giải thích: “Các em học sinh khiếm thị rất kiên trì, đam mê khám phá. Do đó, chúng tôi nghĩ phải bằng mọi cách giúp các em thực hiện ước mơ”. Từ suy nghĩ này, thầy và các cộng sự đã nghiên cứu, viết thành công phần mềm cơ bản giúp người khiếm thị có thể truy cập internet, luyện chính tả trên bàn phím. Hiện phần mềm này dùng để kiểm tra học kỳ cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Cũng với tấm lòng yêu trẻ ấy, năm 2008, thầy Đức lại thành công với phần mềm “Vui học mầm non” dành cho trẻ mẫu giáo. Với phần mềm này, học sinh có thể nghe nhạc, nghe đọc truyện dễ dàng; còn phụ huynh có thể cùng vui chơi, cùng học với bé. “Tôi làm điều này với mong muốn bù đắp phần nào mất mát cho các em, tạo điều kiện cho các em khám phá thế giới xung quanh”- thầy Đức tâm sự.
Nhân rộng điển hình tiên tiến TPHCM tuyên dương 50 tập thể và 129 cá nhân Ngày 15-5 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương đã họp báo triển khai chương trình tuyên truyền “Những điển hình tiên tiến làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chương trình có mục đích tìm kiếm, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi những tổ chức và cá nhân điển hình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhân rộng để trở thành phong trào người tốt, việc tốt. Chương trình được phát trên Đài Truyền hình VN từ tháng 6-2009 đến tháng 9-2010. Tất cả công dân Việt
|
Kỳ tới: Mua ngay, bán thật
Bình luận (0)