Mục tiêu đề án hướng đến nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, xây dựng đội ngũ CNLĐ giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa, có ý thức tuân thủ pháp luật, đặc biệt là có ước mơ, hoài bão, khát vọng và đủ trình độ, kỹ năng đưa đất nước hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Đề án đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó, phấn đấu đến năm 2025 có từ 45% - 50%, năm 2030 có từ 55% CNLĐ trong loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước được tuyên truyền giáo dục, lý luận chính trị, tư tưởng đạo đức, tác phong lao động công nghiệp; phấn đấu đến năm 2025, có từ 50% cán bộ Công đoàn (CĐ) cơ sở và 30% đảng viên là CNLĐ được học tập từ sơ cấp đến trung cấp lý luận chính trị. Đến năm 2030, có từ 55% cán bộ CĐ cơ sở và 35% đoàn viên CĐ, CNLĐ tích cực, nòng cốt được học tập từ sơ cấp đến trung cấp lý luận chính trị...
Phấn đấu đến năm 2025, sẽ có 30% đảng viên là công nhân được học tập từ sơ cấp đến trung cấp lý luận chính trị
Góp ý cho đề án tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra cuối tuần qua, nhiều ý kiến khẳng định tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho CNLĐ đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, góp phần chấn chỉnh tình trạng phai nhạt lý tưởng trong một bộ phận CNLĐ. Một số ý kiến đề nghị các cấp CĐ cần tận dụng sức mạnh mạng xã hội để đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng phải cân nhắc và đánh giá đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao.
Bình luận (0)