xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xem thường người lao động

Nam Dương

Nhiều người sử dụng lao động không tôn trọng thỏa thuận, “vô tư” nợ lương, BHXH, BHYT của người lao động

“Tôi ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với nhà trường làm công tác trợ giảng nhưng lại bị điều chuyển làm nhân viên tạp vụ”. Bà Nguyễn Thị Hồng Oanh, nhân viên Phòng Đào tạo – Ban Tổ chức sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn, cho biết như vậy trong đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng TPHCM.

img
Bà Nguyễn Thị Hồng Oanh phải làm công việc dọn dẹp vệ sinh theo quyết định trái luật của nhà trường. Ảnh: C.T.V


Hợp đồng trợ giảng nhưng phải... dọn vệ sinh


Mặc dù HĐLĐ ghi làm trợ giảng nhưng suốt một thời gian dài bà Oanh không được làm đúng công việc như giao kết. Do cần việc làm và để có thời gian nâng cao trình độ, bà Oanh đồng ý làm các công việc  như kế toán, thư ký khoa khoa học cơ bản, hỗ trợ công tác tuyển sinh... “Đùng một cái”, ngày 14-9, bà Oanh nhận được quyết định điều chuyển làm nhân viên tạp vụ, công việc hằng ngày phải làm là lau dọn, quét các phòng học và... vệ sinh toa-lét cho sinh viên.


Người ký quyết định này là ông Phạm Ngọc Dưỡng, phó hiệu trưởng nhà trường. Điều lạ là dù chỉ là phó hiệu trưởng nhưng ông Dưỡng lại “mạo danh” hiệu trưởng để tùy tiện điều chuyển bà Oanh làm công việc không tương xứng với một người đã được đào tạo tử tế. Luật gia Lê Trúc Phương, Hội Luật gia TPHCM, nhận xét: “Hành vi của ông Dưỡng đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật, vì ông Dưỡng không có thẩm quyền điều chuyển bà Oanh. Thậm chí, ông Dưỡng cũng chỉ bình đẳng với bà Oanh trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động là hiệu trưởng của trường. Mặt khác, bà Oanh làm việc theo HĐLĐ, nếu muốn thay đổi công việc, nhà trường phải thỏa thuận với người lao động chứ không được tự ý điều chuyển như ông Dưỡng đã làm”. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Phố, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn, thừa nhận việc làm trên là hoàn toàn sai trái và cho rằng ông Dưỡng đã lạm quyền khi mình đi công tác.


“Thầy đổ bóng, bóng đổ thầy”


Mới đây, tập thể lao động Công ty Cổ phần Cơ khí Công trình 2 trực thuộc Tổng Công ty Đường sông miền Nam, phải kêu cứu khắp nơi vì đã 4 tháng nay không được nhận lương, không được tham gia BHYT; khi ốm đau phải tự bỏ tiền chạy chữa. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Phi Dương, giám đốc công ty, cho rằng do Tổng Công ty Đường sông miền Nam còn nợ hơn 300 triệu đồng nên công ty không còn tiền trả lương cho người lao động.


Trong khi đó, ông Trương Quốc Hưng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sông miền Nam, lại khẳng định: Công ty Cổ phần Cơ khí Công trình 2 còn nợ tổng công ty chứ không phải như ông Dương đã trình bày. Sự việc hai đơn vị nợ nần nhau thế nào, cần được làm rõ. Nhưng trong khi “thầy đổ bóng, bóng đổ thầy” thì thiệt thòi lại trút hết lên đầu người lao động. Một nhân viên Công ty Cổ phần Cơ khí Công trình 2 bức xúc: “Ai nợ ai chúng tôi không cần biết và cũng không được biết. Điều chúng tôi cần là được nhận lương để lo cuộc sống, đóng học phí cho con cái học hành”.


Thỏa thuận trái luật


Vừa qua, sau khi các cơ quan chức năng can thiệp, Công ty Hiệp Hòa Thuận (KCN Tân Tạo - TPHCM) mới chi trả các chế độ cho bà Nguyễn Thị Cúc Khoa. Làm việc cho công ty từ năm 2006 nhưng bà Khoa không được tham gia BHXH, BHYT. Chính vì vậy, nhiều lần bị bệnh, bà Khoa phải tự bỏ tiền chữa trị. Trả lời chúng tôi, bà Từ Bội Hà, người được ủy quyền giải quyết vụ việc, nói rất “vô tư”: “Mãi đến năm 2008, công ty mới biết phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc cho nhân viên”.


Còn tại Công ty Nội thất Thái Dương (quận Phú Nhuận- TPHCM), có nhân viên làm việc cho công ty từ giữa năm 2007 nhưng cũng không được tham gia BHXH, BHYT. Đến khi nhân viên xin nghỉ việc, công ty lại tiếp tục sai phạm khi thỏa thuận trả thẳng tiền tham gia BHXH cho người lao động. Ông Nguyễn Đăng Tiến, Trưởng Phòng Kiểm tra BHXH TPHCM, khẳng định: “Việc thỏa thuận như Công ty Thái Dương là trái luật. Công ty phải truy đóng đầy đủ BHXH để người lao động hưởng các chế độ do quỹ BHXH chi trả”.

Nhiều chủ doanh nghiệp xem thường quyền lợi của người lao động và chỉ chịu thực hiện đúng pháp luật khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Tổ chức Công đoàn sẽ tăng cường giám sát thực hiện pháp luật lao động, để tránh thiệt thòi cho người lao động.

Ông Trương Lâm Danh (Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo