icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các biện pháp mạnh chống tải nhạc bất hợp pháp

THỦY TIÊN

Báo The New York Times dẫn lời các nhà điều hành ngành công nghiệp ghi âm Mỹ cho biết, một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực này như Universal Music Group, Warner Music Group, Sony Music Entertainment, BMG, EMI... đang âm thầm tài trợ cho hơn 10 công ty công nghệ nhỏ tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm các chương trình phần mềm có khả năng phá hỏng máy tính và kết nối Internet của những người tải nhạc bất hợp pháp nhằm đối phó với nạn sao chép nhạc trực tuyến bất hợp pháp lan tràn.

Những biện pháp đối phó mới nói trên có các mức độ gây rắc rối khác nhau cho người tìm cách tải nhạc bất hợp pháp. Có chương trình đơn thuần chỉ thực hiện việc hướng người sử dụng đến các trang web mà ở đó họ có thể mua các bài hát họ đang tìm thay vì tải về bất hợp pháp. Trong khi đó, có chương trình làm “tê liệt” các hệ thống máy tính trong khoảng thời gian nhất định, có khi đến  vài giờ, gây nguy cơ mất những dữ liệu chưa lưu nếu máy tính được khởi động lại. Đồng thời, chương trình còn hiển thị cảnh báo về việc tải nhạc bất hợp pháp.  Một số chương trình khác đang được thử nghiệm bao gồm tấn công các kết nối cá nhân nhằm ngăn người nào đó sử dụng mạng để tải hay trao đổi nhạc bất hợp pháp hay làm quá tải mạng phân phối bằng những chương trình giả mạo các file nhạc có khả năng phá hoại máy tính của người truy cập. Ngoài ra, còn có chương trình quét nội dung ổ đĩa cứng của máy tính nhằm tìm và hủy các file nhạc được tải bất hợp pháp. Dù vậy, chương trình này chưa hoạt động chính xác vì xóa nhầm luôn các file nhạc hợp pháp nên đang được viết lại. Theo các công ty công nghệ, một số biện pháp của chiến dịch bí mật nói trên khó có thể được áp dụng vì chúng có thể vi phạm luật pháp Mỹ.

Theo ước tính, nạn vi phạm bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc gây tổn thất khoảng 4,3 tỉ USD doanh số toàn cầu hàng năm. Cho đến nay, phần lớn các biện pháp ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền đối với ngành thu âm được tiến hành vừa qua chỉ dừng lại ở mức kiện các công ty và các cá nhân phân phối nhạc sao chép bất hợp pháp. Vài tuần trước, bốn sinh viên Mỹ bị ngành công nghiệp thu âm nước này kiện với tội trên đã phải chấp nhận ngưng vận hành các mạng trao đổi nhạc trực tuyến và bồi thường từ 12.000 đến 17.500 USD/người. Ngoài ra, các công ty thu âm cũng đã dùng biện pháp kỹ thuật vô hiệu hóa các hành vi sao chép bất hợp pháp bằng cách phổ biến các bản sao của các file nhạc giả mạo trên khắp các mạng trao đổi file nhạc như KaZaA và Morpheus. Mặc dù phương pháp này được xem là hợp pháp nhưng mức độ thành công rất khiêm tốn và gây ra nhiều phiền toái hơn là mang lại hiệu quả. 

Hơn nữa, một số chương trình chống nạn vi phạm bản quyền khác có thể gây ra những vấn đề về luật pháp. Chẳng hạn như  người có máy tính bị tấn công có thể kiện các công ty ghi âm ra tòa. Ngoài ra, việc các công ty thu âm quyết định có nên triển khai chiến dịch chống vi phạm bản quyền cứng rắn hơn này hay không đã gây chia rẽ giữa một số nhà điều hành âm nhạc vốn quan tâm đến việc tìm ra giải pháp cân bằng sao cho vừa chấm dứt nạn vi phạm bản quyền  lại không gây khó chịu cho khách hàng.  Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng tỏ ra lo ngại các chương trình nói trên có thể phá vỡ hệ thống mạng của họ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo